Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 1

Như mọi người đều biết thì tiêm chủng cho trẻ sơ sinh là điều tối quan trọng. Tiêm chủng đầy đủ cũng được coi là nghĩa vụ phải thực hiện đối với mỗi trẻ. Tuy nhiên để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho bé thì ngoài việc tiêm chủng sau sinh, mẹ cũng nên tham khảo việc tiêm chủng cho chính mình. Tiêm phòng cho bà bầu là khái niệm không còn xa lạ nhưng không phải là ai cũng biết. Mời bạn đọc tham khảo bài viết Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 1 của Vnshop để biết thêm những kiến thức xung quanh vấn đề tiêm phòng cho bà bầu.


Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 1

Bà bầu mang thai lần đầu nếu tiêm phòng cũng cần chia ra các giai đoạn khác nhau. Đó là trước khi mang thai và trong khi mang thai. Chính vì vậy ngay khi đã sẵn sàng cho việc có em bé thì bạn cần trang bị cho mình những thông tin cần thiết cho việc tiềm phòng. Đặc biệt là cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để có lựa chọn tốt nhất cho bản thân.

Trước khi mang thai

Để chuẩn bị cho một giai đoạn thai kỳ khỏe mạnh thì cần duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và tập luyện một cách ổn định và khoa học. Nhưng ngoài ra những bà mẹ tương lai cũng cần quan tâm đến vấn đề tiêm vắc xin. Có thể nói việc tiêm vắc xin giống như việc tạo nên một tấm màn bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Chính vì vậy, phụ nữ không nên chủ quan ngay cả khi cảm thấy sức khỏe của mình vẫn bình thường. Việc tiêm vắc xin trước khi mang thai là một trong những tiền đề góp phần cho bé có một cuộc sống luôn mạnh khỏe và vui vẻ. Bên cạnh đó, sức khỏe của mẹ cũng được đảm bảo tốt hơn.

Đầu tiên mẹ cần xin tư vấn của các bác sĩ về việc xét nghiệm. Phụ nữ trước khi mang thai lần đầu có thể nên xét nghiệm kiểm tra kháng thể IgG của một số bệnh như viêm gan B, sởi, rubella. Nếu số lượng kháng thể chưa đủ để chống lại căn bệnh thì nên tiêm đủ các loại vắc xin cần thiết nếu cơ thể chưa có kháng thể.

Bên cạnh đó, những vắc xin mà phụ nữ nên tiêm trước khi mang thai là:

  • Vắc xin phòng sởi.
  • Vắc xin phòng quai bị.
  • Vắc xin phòng Rubella.
  • Vắc xin phòng thủy đậu.
  • Vắc xin phòng cúm.
  • Vắc xin phòng Viêm gan B.

Thời điểm tốt nhất để tiêm các mũi tiêm này là cách trước khi có thai 3 tháng. Tối thiểu là 1 tháng. Các mũi tiêm này để phòng tránh mắc một số bệnh trong thời kỳ mang thai. Bên cạnh đó là tránh gặp phải những trường hợp xấu như thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, thai chết lưu, sảy thai, sinh non…

Trong thời gian mang thai

Đây là giai đoan vô cùng nhạy cảm và quan trọng. Việc tiêm vắc xin cũng vậy. Trong khi mang thai mẹ vẫn có thể thực hiện tiêm phòng một số căn bệnh nguy hiểm và có thể lây từ mẹ sang con. Tuy nhiên việc tiêm với liều lượng như thế nào, thời điểm ra sao,… thì cần phải có chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra trong gia đoạn đang mang thai mẹ có thể sẽ phải tiêm phòng uốn ván nếu chưa tiêm uốn ván trong vòng 5 năm gần nhất. Nếu vậy, mẹ sẽ cần tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh này. Lịch tiêm uốn ván tham khảo là:

  • Mũi 1 nên tiêm trong 3 tháng giữa của thai kỳ.
  • Mũi 2 nên tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng.

Chi tiết thêm về lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu bạn đọc có thể tham khảo chi tiết tại đây.

https://tintuc.vnshop.vn/lich-tiem-phong-uon-van-cho-ba-bau/

Một số điều cần lưu ý khi tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 1

  • Hai mũi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu nên được hoàn thành trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng.
  • Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu.
  • Tiêm phòng cho bà bầu vào tháng thứ mấy.
  • Lịch tiêm phòng cho bà bầu 2020.
  • Tiêm phòng cho bà bầu ở đâu.
  • Tiêm phòng trước khi mang thai.

Đây là những vấn đề hết sức quan trọng mà phụ nữ nên tìm hiểu để bảo vệ sức khỏe cho các mầm non tương lai. Cũng như sức khỏe của chính bản thân mình.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 và lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 có thể có những sự khác nhau nhất định. Nếu có kế hoạch sinh đẻ thì mẹ cũng cần tìm hiểu trước.

Mọi thông tin trên đây đều mang tính chất tham khảo. Nếu cần biết chính xác nhất thì mẹ cần xin tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa. Hy vọng rằng với những thông tin này, các bà mẹ tương lai sẽ có cho mình những kiến thức bổ ích.

Xin chân thành cảm ơn độc giả đã quan tâm và ủng hộ Vnshop!

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…