Hướng dẫn sử dụng miếng dán hạ sốt dành cho người lớn

Khác với sốt ở trẻ em thường được các bố mẹ đặc biệt quan tâm và lo lắng, những cơ sốt ở người lớn lại thường không được chú ý và dễ bỏ qua. Tuy nhiên nó có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý tiềm ẩn đặc biệt nguy hiểm như nhiễm khuẩn nặng, ung thư, các bệnh rối loạn tự miễn …

Biển hiện của bệnh sốt cao ở người lớn

Mặc dù thân nhiệt 37 độ C (đo bằng nhiệt kế đặt ở miệng) được coi là mức thường của cơ thể, nhưng trên thực tế nhiệt độ cơ thể không cố định mà dao động trong khoảng từ 36,1 – 37,7 độ C tùy thuộc vào từng thời điểm trong ngày. 37 độ C thường là mức thấp nhất vào buổi sáng và cao nhất vào buổi chiều. Theo các chuyên gia, một người được coi là sốt khi thân nhiệt cao hơn 37,8 độ C (đo khi nghỉ ngơi đầy đủ, không đo khi vừa vận động mạnh như chạy bộ, đi xe đạp…).

Nguyên nhân gây sốt cao liên tục ở người lớn

Nếu một người bị sốt rất có thể họ đang nhiễm một loại virus hoặc vi khuẩn nào đó, khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phát hiện ra những tác nhân lạ trong cơ thể, nó sẽ giải phóng ra các tín hiệu hóa học đặc biệt để huy động bạch cầu chiến đấu chống lại những tác nhân này. Từ đó làm thay đổi thân nhiệt cơ thể gây ra cơn sốt. Thực ra về bản chất, sốt là một dấu hiệu tốt chứng tỏ cơ thể có những phản ứng đối với tác nhân gây hại.
Sốt cao (khoảng từ 38 đến dưới 40 độ C) nếu xác định được đúng nguyên nhân thì phần lớn người bệnh sẽ đáp ứng tốt với thuốc hạ sốt và thuốc điều trị bệnh chính. Một số trường hợp sốt nhẹ kéo dài không rõ nguyên nhân sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều bởi vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn như viêm khớp dạng thấp, ung thư, các bệnh rối loạn tự miễn… Sốt ở nhiệt độ rất cao (trên 40 độ C) lại thường là biểu hiện của những bệnh nhiễm trùng nặng chẳng hạn như nhiễm trùng huyết, sốt rét, viêm màng não hay tác dụng phụ của một số loại thuốc nhất định.

Dấu hiệu của cơn sốt nguy hiểm

Dưới đây là những dấu hiệu đi kèm với cơn sốt cảnh báo người bệnh có thể đang gặp phải tình trạng rất nguy hiểm:

  • Rối loạn chức năng tâm thần, nhầm lẫn, thần trí mơ hồ, hôn mê.
  • Bị nhức đầu, cứng cổ, có những đốm nhỏ màu đỏ hoặc màu tím trên da.
  • Cứng hàm, đổ mồ hôi, co thắt cơ, đau cổ.
  • Đau bụng, co giật.
  • Tụt huyết áp, nhịp tim nhanh, thở gấp.
  • Nhiệt độ cơ thể cao hơn 40 độ C hoặc thấp hơn 35 độ C.
  • Chán ăn rõ rệt, người mệt mỏi, xanh xao trong nhiều ngày
  • Đi đến vùng có dịch bệnh nguy hiểm (virus cúm, sốt xuất huyết…) trước khi sốt.
  • Khi gặp phải cơn sốt kèm theo các dấu hiệu như trên, người bệnh cần nhanh chóng tới các bệnh viện uy tín để nhận được sự chăm sóc y tế tốt nhất.

Nên làm gì khi bị sốt?

  • Hầu hết các cơn sốt thường tự hết sau 1 tới 2 ngày, nhưng thay vì chờ đợi người bệnh có thể tự áp dụng một số phương pháp hạ sốt để cơ thể phục hồi nhanh chóng và cảm thấy dễ chịu hơn:
    Uống nhiều nước: Người bệnh nên uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước bổ sung chất điện giải hoặc nước ép trái cây. Nước giúp làm mát cơ thể từ bên trong và giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước do cơn sốt.
  • Chườm hạ nhiệt
  • Sử dụng thêm các loại thuốc hạ sốt thông thường
  • Vận động nhẹ nhàng để cơ thể ra mồ hôi, giúp giảm nhiệt
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin

Trong trường hợp người bệnh sốt cao trên 40 độ C, sốt kéo dài trên 2 ngày thì nên sớm đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị cụ thể.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sốt làm trầm trọng thêm các triệu chứng của một số bệnh liên quan tới cơ chế thần kinh như rối loạn nhịp tim, mất trí nhớ… đồng thời thì sau mỗi cơn sốt người bệnh còn cảm thấy rất mệt mỏi. Do vậy, chúng ta có thể thấy rằng dù ít hay nhiều thì những cơn sốt, đặc biệt là sốt cao cũng gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của não bộ. Vì vậy khi có dấu hiệu sốt cao sau khi sử dụng những biện pháp hạ sốt không hiệu quả bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được các bác sỹ chăm sóc tốt nhất.

Những cách hạ sốt cho người lớn hiệu quả nhất

Ở người trưởng thành và người lớn tuổi, khi bị sốt nếu không được hạ sốt đúng cách và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các tình trạng như mê sảng, co giật, rối loạn nhịp tim hay tăng huyết áp…

Sử dụng khăn ấm 

Bạn cần một chiếc khăn sạch và làm ướt bằng nước ấm vừa phải, không quá lạnh. Sau đó vắt khô và lau khắp người hoặc đặt lên trán, phía sau gáy để hạ thân nhiệt an toàn. Trong trường hợp sốt quá cao, muốn hạ sốt nhanh chóng, bạn nên đặt khăn vào những vị trí như nách, bẹn và thường xuyên thay khăn. Vì đây là những khu vực có nhiều mạch máu lớn, mang nhiều nhiệt.

Dùng tất ướt 

Bạn cần hai chiếc tất cotton sạch, nhúng vào nước lạnh rồi vắt khô, sau đó quấn quanh hai mắt cá chân. Chỉ khoảng 15 phút sau thì nhiệt độ trong cơ thể bạn sẽ được giảm xuống, bạn sẽ thấy thoải mái trở lại.

Xông hơi 

Đây là phương pháp khá đơn giản và được nhiều người thực hiện. Vì khi xông hơi, các lỗ chân lông sẽ mở to, loại bỏ được các độ tố và kéo theo nhiệt độ ra ngoài. Bạn có thể sử dụng một loại lá cây như bưởi, sả, chanh, tía tô, hương nhu… để nấu nước xông. Các loại thảo dược này chứa nhiều tinh dầu, vừa giúp hạ sốt nhanh chóng lại vừa sát khuẩn đường hô hấp hiệu quả.

Chườm đá 

Bọc vài viên đá lạnh vào khăn mỏng, sau đó chườm xung quanh trán vài phút, thực hiện nhiều lần trong ngày để thân nhiệt giảm. Tuyệt đối không chườm đá khắp người hoặc đắp khăn lạnh lên trán quá lâu, vì như thế có thể dẫn đến tình trạng sốc nhiệt.

Uống nước rau má hoặc rau diếp cá để hạ sốt nhanh hơn cho người lớn

Rau diếp cá là món ăn quen thuộc của mọi gia đình Việt. Không chỉ giúp hạ sốt cho người lớn, rau diếp cá còn có tác dụng kháng viêm giúp chữa ho hiệu quả. Khi bị sốt, bạn chỉ cần rửa sạch một ít rau, đem giã nhuyễn pha với nước ấm, sau đó lấy nước cốt để uống.

Ngoài rau diếp cá, rau má cũng gúp hạ sốt nhanh rất tốt. Rau má có tính mát, giúp cơ thể hạ nhiệt rất nhanh. Cách làm vẫn như rau diếp cá nhưng bạn có thể pha thêm bột sắn dây để mang lại tác dụng tốt hơn. Nếu bạn cảm thấy khó uống rau má, bạn cũng có thể hòa thêm một ít đường để dễ uống hơn.

Sử dung rau diếp cá hoặc rau má để hạ sốt nhanh cho người lớn là một trong những phương pháp dân gian mà nhiều gia đình hiện nay vẫn thường xuyên áp dụng và thực tế mang lại hiệu quả rất tốt.

Hạ sốt nhanh cho người lớn bằng gừng tươi hoặc bột gừng

Bên cạnh công dụng là một loại gia vị để nêm nếm thức ăn, gừng còn là một vị thuốc trong dân gian và thường được tin dùng để chữa bệnh rất hiệu quả. Gừng có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus tự nhiên giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể, đẩy lùi các loại bệnh, virus truyền nhiễm một cách nhanh chóng.

Để sử dụng gừng hạ sốt nhanh cho người lớn, bạn thực hiện như sau: giã gừng thật nhuyễn hoặc dùng bột gừng sẵn có, sau đó hòa với nước ấm để tắm nhanh. Sau khi tắm, đắp chăn ấm để cơ thể ra mồ hôi nhằm tác dụng hạ nhiệt và giảm sốt. Lưu ý, với phương pháp này, trước tiên bạn nên kiểm tra phản ứng của gừng với cơ thể bằng cách chà sát một ít gừng tươi hoặc bột gừng vào lòng bàn tay, để khoảng 3-5p, điều này nhằm hạn chế những khả năng dị ứng có thể xảy ra.

Bên cạnh phương pháp tắm với nước gừng ấm, bạn có thể uống thêm nước gừng tươi cùng mật ong để hạ nhiệt, công dụng kháng viêm có trong gừng tươi sẽ giúp cơ thể hạ sốt rất nhanh.

Dùng lá bạc hà

Công dụng làm mát của lá bạc hà sẽ giúp hạ thân nhiệt, hấp thu bớt lượng nhiệt dư thừa trong cơ thể.

Cho khoảng 5g lá bạc hà băm nhuyễn vào 200ml nước nóng ngâm 10 phút rồi lọc lấy nước, cho thêm một ít mật ong và uống từ 3 đến 4 lần một ngày để cơ thể nhanh phục hồi.

Ngoài ra, nên tăng cường dùng thêm nước hoa quả, sinh tố. Các loại trái như cam, chanh, dâu tây, xoài, chuối,… cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể vừa giúp giảm sốt bù đắp lại các chất điện giải đã bị mất.

Áp dụng chế độ nghỉ ngơi hợp lý 

Khi cơ thể vô cùng mệt mỏi do hệ miễn dịch “chiến đấu” chống lại các tác nhân gây bệnh bên trong, tất cả những gì bạn nên làm là… nghỉ ngơi, thư giãn mà quan trọng là đi ngủ. Trên thực tế, khi ngủ, các cơ quan trong cơ thể được “thư giãn” sẽ giúp cơ thể bạn nhanh phục hồi hơn và giảm sốt hiệu quả. Đồng thời khi ngủ bạn sẽ vô tình quên đi các cảm giác đau nhức, mệt mỏi, khó chịu.

Những lưu ý khi sử dụng hạ sốt nhanh

Kết hợp nhiều loại thuốc

Khi chưa nhận diện được nguyên nhân gây ra sốt, không nên tự ý kết hợp nhiều loại thuốc với nhau và xem đó như một cách hạ sốt gấp. Việc sử dụng paracetamol kết hợp ibuprofen là tuyệt đối cấm nếu bị sốt xuất huyết. Ngoài ra, phối hợp 2 hay nhiều loại thuốc hạ sốt với nhau có nguy cơ bị quá liều thuốc và gây tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là loét dạ dày.

Đối với trẻ em, phụ huynh không được tùy tiện phối hợp thuốc để hạ sốt nhanh cho con. Hoạt chất ibuprofen mặc dù có tác dụng hạ sốt, nhưng không phải là nhóm thuốc ưu tiên dùng cho đối tượng trẻ em. Việc tự ý phối hợp thuốc có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm, nhất là với các trẻ bị sốt do nhiễm trùng. Trẻ em là đối tượng rất dễ bị sốt xuất huyết vào mùa nắng nóng. Trong khi đó, các loại thuốc hạ sốt thông thường sẽ không có tác dụng với bệnh nhân sốt xuất huyết, một số còn bị chống chỉ định do có nguy cơ gây ra xuất huyết trầm trọng.

Để hỗ trợ hạ sốt nhanh và hiệu quả, loại thuốc được ưu tiên dùng hàng đầu, ít tác dụng phụ với trẻ nhất vẫn là acetaminophen (paracetamol). Tuy nhiên, phụ huynh cần phải chú ý về liều lượng, số lần dùng và thời gian dùng thuốc để tránh nguy cơ quá liều.

Tắm nước ấm, chườm khăn ấm, chườm lạnh

Chườm khăn ấm là cách được nhiều phụ huynh áp dụng cho con nhằm mục đích hạ sốt gấp. Tuy những biện pháp này được các bà mẹ tin tưởng là cách hạ sốt nhanh cho trẻ nhưng trên thực tế, các phương pháp vật lý hầu như không có tác dụng làm giảm sốt. Những cách khác như tắm nước ấm, lau người bằng cồn y tế, chườm lạnh đều không được khuyến khích áp dụng cho trẻ em.Tuy không có công dụng hạ sốt nhưng các biện pháp này giúp cho cả phụ huynh và bản thân các bé cảm thấy thoải mái, tinh thần dễ chịu hơn, tránh hoang mang, lo lắng thái quá.Nếu trẻ bị sốt kéo dài quá 3 ngày, dùng thuốc hạ sốt nhưng không có tác dụng, bị nhiễm trùng hoặc dị ứng với thuốc thì nên đưa trẻ đến bệnh viện. Nếu đo thân nhiệt thấy sốt trên 40oC thì phải vừa cho dùng thuốc vừa đưa trẻ đi viện ngay. Đặc biệt, những bệnh nhân bị viêm gan, vàng dado tắc mật thì không được dùng thuốc tại nhà nếu chưa có hướng dẫn từ bác sĩ.Trong mọi trường hợp, nếu cảm thấy không chắc chắn về nguyên nhân gây sốt và cảm thấy khó chịu, mệt mỏi thì nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tìm cách hạ sốt hiệu quả.

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…