Hướng dẫn chế biến các loại cá biển cho bé ăn dặm

Những loại cá biển nào tốt cho bé ăn dặm?

Trong số các loại hả sản, cá biển là một nguồn thực phẩm tuyệt với đối với sức khỏe do chứa đạm có giá trị sinh học cao với tỉ lệ cân đối, phù hợp với cơ thể người. Cá còn rất giàu chất béo, không chứ no omega-3 cần để tạo màng tế bào thần kinh và có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, do đạm trong hải sản nói chung cũng như cá thường hay gây dị ứng cho trẻ. Vì vậy, từ tháng thứ 7 trở đi nên cho bé ăn từ từ ít một để thích nghi dần. Để phù hợp cho trẻ, chỉ nên nấu cháo cho bé từ một số loại cá biển dưới đây:

Nên cho bé ăn cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá basa, các loại cá này chứa nhiều omega-3, đây là các axit béo chưa no rất tốt cho sự phát triển thần kinh và thị giác của trẻ, phát triển trí não giúp bé thông minh hơn.

Khi bé được một tuổi, bạn có thể cho trẻ ăn các loại hải sản có vỏ như: Hàu, ngao, hến, trai.. các loại thực phẩm này nên dùng nước nấu cháo, còn thịt xay băm nhỏ, các loại hải sản chứ nhiều kẽm, một vị chất quan trọng đối với trẻ em.

1. Cháo cá basa cho bé ăn dặm trên 6 tháng tuổi

Cá basa thuộc loại cá da trơn, gần giống cá trê, có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ huyết, sinh tân, ích khí, giảm đau nhức. Ăn cá basa rât tốt đối với trẻ em còi, chậm phát triển, chứng nhức mỏi xương khớp, đặc biệt đây là loại cá có nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể, đặc biệt là cho các bé đang ở độ tuổi ăn dặm khoảng 6 tháng tuổi. Để thực hiện nấu món cháo ngon từ cá basa này, cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

Nguyên liệu:

  • Cá basa
  • Rau đay
  • Gừng
  • Gạo dẻo
  • Cà rốt
  • Hành lá
  • Hành tím
  • Các gia vị khác: mắm, muối, mì chính, hạt tiêu, dầu ăn

Chế biến

  • Cá basa mua về rửa sạch, thái lát mỏng, ướp với chút tiêu, mắm và mì chính.
  • Cạo vỏ gừng, giã nát. Hàng lá cắt khúc. Hành tím thái mỏng băm nhỏ. Rau đay nhặt sạch, thái sợi. Cà rốt cạo vỏ, thái hạt lựu. Gạo dẻo vo kĩ, cho vào nồi nấu.
  • Bắc 1 cái chảo lên bếp, cho dầu ăn và đợi dầu nóng thì phi thơm hành tím, cho cá vào chín rồi để ra đĩa. Khi cháo đã chín nhừ, cho cà rốt, rau đay, gừng vào nấu cùng thêm 15 phút rồi nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng ăn.
  • Múc cháo ra bát, cho cá lên trên, rắc hành lá, tiêu bột rồi ăn nóng cho ngon. Tùy vào việc bé đã ăn dặm tốt hay chưa, bạn có thể băm nhỏ cá ra hoặc để miếng to cho bé dễ ăn.

2. Cháo cá hồi cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm

Cá hồi được các mẹ lựa chọn nấu cháo cho con nhờ vị thơm ngon, ngậy và bổ dưỡng. Vậy nấu cháo cá hồi với rau củ gì để cháo không tanh, ngon miệng bé con? Cháo cá hồi có thể nấu với một số loại rau củ sau: bí đỏ, củ dền, rau dền, rau cải bó xôi, rau cải xanh, cà rốt, hành – thì là, rau ngót.

Ngoài cá thu và cá basa thì cá hồi là loại cá có chứa nhiều axit béo không bão hòa rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Cá hồi còn rất giàu vitamin A, D, B, E, canxi, sắt, kẽm và các dưỡng chất khác. Tuy nhiên mẹ có thể chưa biết nên nấu cá hồi ổ sung với các loại rau củ gì ngon để mang đến cho bé một bữa ăn đầy đủ và giàu dinh dưỡng nhất.

Nguyên liệu:

  • Cá hồi phi lê
  • Cháo trắng
  • Hành củ khô
  • Rau cải bó xôi
  • Dầu ăn

Chế biến

  • Rửa sạch cá hồi bằng nước muối pha loãng hoặc có thể dùng sữa tươi đường ngâm cá 20p, rửa lại bằng nước gừng để khử mùi tanh của cá. Sau đó thì lấy khăn thấm khô cá hoặc để ráo nước rồi thái nhỏ.
  • Tách bỏ vỏ hành, rửa sạch, thái nhỏ. Phi hành thơm, sau đó thì cho cá hồi vào xào. Băm nhỏ cá hoặc có thể lấy thìa tán ra vì cá hồi rất mềm.
  • Rau cải bó xôi chọn những cọng non, rửa sạch sau đó băm nhuyễn hoặc xay ùy theo độ tuổi và khả năng nhai nuốt của trẻ.

3. Cháo cá thu đậu xanh cho trẻ biếng ăn

Cá thu là một trong số những nguồn thực phẩm dinh dưỡng, nhất là hàm lượng axit béo omega-3 rất tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ.

Nguyên liệu:

  • Cá thu
  • Đậu xanh
  • Nửa chén gạo
  • Gia vị, hành, ngò

Chế biến

  • Nên chọn cá thu với lớp thịt cá nhìn trong, lớp da bóng, không nát. Cá thu sau khi mua về rửa bằng muối và giấm để làm sạch cũng như khử mùi tanh. Để cá có độ dai và giòn hơn, bạn hãy ướp cá với đường, muối, nước mắm khoảng 15-20 phút trước khi cho vào cháo. Làm như thế, cá không những thấm gia vị mà còn giữ được hương vị thơm ngon riêng.
  • Đậu xanh vo sạch, ngâm từ 3 đến 4 tiếng. Gạo vo sạch, để ráo. Hành ngò rửa sạch, cắt nhỏ, đầu hành trắng và hành tím băm nhỏ để riêng.
  • Sau khi gạo đã ráo nước rồi đem rang trên bếp cho đến khi hạt gạo chuyển từ màu trắng đục sang trắng trong là được. Bước này có tác dụng giúp nồi cháo của bạn sẽ có mùi thơm đặc trưng, hạt cháo không bị nát vữa, nhưng lại rất nhừ.
  • Cho gạo và đậu xanh lên bếp nấu với tỉ lệ 1:4 (phần gạo và đậu xanh, 4 phần nước), ban đầu mở lửa lớn, sau đó sôi thì mở nhỏ lửa lại, cháo sẽ ngon hơn.
  • Sau khi gạo và đậu nở thì cho cá vào nồi cháo nấu chín. Khi cá chín, bạn vớt cá ra, dằm thành từng miếng, bắc chảo với một ít dầu, cho đầu hành trắng và hành tím băm nhỏ vào phi thơm, sau đó cho cá vào, xào sơ với một ít nước mắm ngon, đường, bột ngọt, tiêu.
  • Trút cá đã xào thơm vào nồi cháo, nêm gia vị vào ăn và tắt lửa. Rắc ít hành và ngò cắt nhỏ lên và thưởng thức ngay khi còn nóng.

4. Cháo cá mú cho bé ăn dặm trên 1 tuổi

Khi bé đến tuổi ăn dặm, cháo cá mú là một trong những món cháo cực kỳ dinh dưỡng mà bạn có thể chế biến cho bé yêu, món cháo cá mú với thịt cá ngọt, ít xương vừa là món ăn ngon miệng vừa là đồ ăn dinh dưỡng cực tốt cho sự phát triển của trẻ.

Nguyên liệu:

  • Cá mú
  • Gạo loại ngon
  • Gia vị: đường, nước mắm, bột ngọt, muối tiêu
  • Các loại rau: Hành lá, rau răm, hành tím, hành tây

Chế biến

  • Làm sạch cá mú, đánh vẩy và loại bỏ phần ruột cá sạch sẽ, sau đó lọc lấy thịt. Phần xương và đầu cá đem ninh nhừ để lấy nước. Phần thịt cá đem ướp cùng gia vị muối, tiêu, nước mắm, bột ngọt, đường. Chờ khoảng 20 phút để cho cá ngấm dần gia vị.
  • Rau răm, hành lá rửa sạch để ráo nước. Hành tây thái lát đập dập cho hành ra bớt nước rồi đem phơi cho dai lại. Cho một chút dầu lên chảo, phi thơm hành rồi cho phần thịt cá vào đảo qua lại cho cá sém vàng và săn lại là được.
  • Đem vo gạo qua nước, để ráo sau đó rang qua lửa đến khi có mùi thơm nhẹ thì cho vào nồi nước hầm đầu và xương cá ninh đến khi gạo mềm rồi hạ lửa. Bạn có thể cho thêm một chút nấm hương cho thêm phần hấp dẫn.
  • Cho thêm chút hành lá cắt nhỏ, rắc thêm chút tiêu, bột nêm và cho bé thưởng thức.

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…