Hướng dẫn cách trị hăm tả cho trẻ sơ sinh

Thời tiết mùa hè nóng bức là thời điểm mà trẻ nhỏ có nguy cơ cao nhất bị hăm tã. Thế nhưng nhiều cha mẹ lại không hiểu rõ cách điều trị hăm tã, khiến các triệu chứng kéo dài dẫn đến tình trạng bé cưng cảm thấy đau đớn, khó chịu và khó có được giấc ngủ ngon.

Với các mẹ bỉm sữa, hăm tã luôn là nỗi ám ảnh thường trực. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng tình trạng này có thể khiến bé yêu trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon… Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé yêu trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon … Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những năm đầu đời. Vậy làm thế nào để khắc phục nhanh vấn đề hăm tã để giúp bé luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu? Nếu bạn đang có những băn khoăn này, hãy xem các chia sẻ dưới đây để biết thêm một số cách trị hăm tã cho bé vừa đơn giản mà lại mang lại hiệu quả cao.

Hăm tã – Nỗi khó chịu hàng đầu của trẻ sơ sinh

Hăm tã hay còn gọi phát ban tã, là hiện tượng vùng da mặc tã của bé bị phát ban, tấy đỏ. Tình trạng này thường gặp ở những bé trong độ tuổi từ 8 đến 12 tháng bởi đây là thời điểm mà chế độ ăn của bé có nhiều sự thay đổi, dẫn đến thành phần hóa học trong phân và nước tiểu cũng thay đổi theo. Dễ dàng nhận biết bị hăm tã bằng mắt thường thông qua các triệu chứng như sau:

  • Vùng da quấn tã, vùng da quanh bộ phận sinh dục bị tấy đỏ, rát kèm theo mùi khai, kéo dài từ hậu môn sau đó lan nhanh đến mông và đùi.
  • Ở những trường hợp nặng, da sẽ chuyển sang bị loét, chảy nước, chảy máu, có mủ.
  • Bé hay bị đau lúc ra ngoài, quấy nhiều, chán ăn, khó ngủ dẫn đến bị sút cân.
  • Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau dẫn đến hăm tã nhưng phổ biến nhất là do phân, nước tiểu của bé đọng lại quá lâu hoặc cũng có thể do mẹ mặc tã cho bé khi da bé còn ẩm ướt. Ngoài ra, bé cũng có thể bị hăm tã do các nguyên nhân khác như: da bị kích ứng với chất liệu của tã lót, quấn tã quá chặt, bé bị tiêu chảy dài …

Những cách điều trị hăm tã tự nhiên, an toàn cho bé

1. Trị hăm tã bằng dầu dừa

Dầu dừa có đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn, dầu dừa là loại thuốc tự nhiên giúp trị hăm tã rất phổ biến. Để điều trị hăm tã cho bé bằng dầu dừa, bạn cần thoa một lớp mỏng lên vùng da bị phát ban nhằm làm dịu da cho bé và dịu da ẩm, mềm mại. Tuy nhiên trước khi thoai cần rửa tay sạch sẽ bằng xà bằng và chỉ xoa bằng dầu dừa nguyên chất để an toàn và hiệu quả nhất.

2. Trị hăm tã bằng sữa mẹ

Sữa mẹ là một phương thuốc trị hăm tã vừa hiệu quả lại vừa ít tốn kém. Trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn, làm sạch da, từ đó giúp giảm các triệu chứng hăm tã. Để trị hăm tã bằng sữa mẹ, bạn chỉ cần nhỏ vài giọt sữa lên vùng da bị hăm và để khô trong không khí trước khi cho bé mặc tã mới.

3. Trị hăm tã bằng giấm

Nước tiểu có tính kiềm, nếu bé tiếp xúc với nó trong thời gian dài mà không được thay tã mới thì sẽ dễ gây bỏng, dẫn đến hăm tã, phát ban da. Để khắc phục điều này, các mẹ có thể sử dụng giấm để trung hòa cân bằng lại độ pH. Để trị hăm tã bằng giấm, cần cho nửa chén giấm vào nửa xô nước và ngâm tã vải của bé vào dung dịch này. Ngoài ra, các mẹ có thể pha một thìa cà phê giấm trắng vào nước và dùng dung dịch này để lau cho bé khi thay tã.

4. Trị hăm tã bằng bột yến mạch

Yến mạch có chứa hàm lượng protein cao, giúp làm dịu và bảo vệ hàng rào tự nhiên của da. Ngoài ra, trong yến mạch còn có chứa hợp chất saponin, có tác dụng loại bỏ bụi bẩm và dầu từ các lỗ chân lông. Với cách trị hăm tã, bạn cần cho một muỗng canh yến mạch khô vào nước tắm và cho bé ngâm khoảng từ 10 đến 15 phút rồi tắm lại cho bé. Nếu các triệu chứng của bé nghiêm trọng, hãy cho bé tắm bằng yến mạch hai lần một ngày để có được sự an toàn cho bé.

5. Trị hăm tã bằng lô hội

Lô hội có đặc tính chống viêm, không những vậy còn chứa rất nhiều vitamin E, nên đây là một vị thuốc có tác dụng rất tốt trong việc điều trị hăm tã cho bé. Bạn chỉ cần cắt một lát mỏng lá lô hội và thoa lên vùng da bị hăm, để khô tự nhiên rồi mới mặc tã cho bé. Tuy nhiên, cần chọn mua lá lô hội ở các địa chỉ uy tín, không có thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản để tránh là tổn thương da bé.

6. Trị hăm tã bằng tinh dầu tràm trà

Với đặc tính khử trùng và kháng khuẩn, tinh dầu tràm trà là loại tinh dầu được sử dụng để điều trị hăm tã rất hiệu quả mà bạn nên biết. Các mẹ có thể pha 3 giọt tinh dầu tràm trà với dầu nền rồi nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị hăm tã của bé. Chắc chắn sau vài ngày làn da của bé sẽ liền lại rất nhanh chóng.

Những lưu ý khi điều trị hăm tã cho bé sơ sinh

Hăm tã là vấn đề khá thường gặp ở trẻ sơ sinh và việc điều trị không quá khó. Tuy nhiên, khi chăm sóc và điều trị hăm tã cho bé, bạn cần lưu ý một số điều sau để tránh tình trạng các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn:

Không vội vàng sử dụng phấn rôm hoặc bột ngô để điều trị khi thấy bé có dấu hiệu hăm tã bởi những loại bột phấn này có thể kích thích làn da nhạy cảm của bé, làm chậm quá trình chữa lành bệnh, thậm chí còn tạo điều kiện cho nấm men phát triển.
Không sử dụng các sản phẩm có mùi thơm để lau rửa cho bé bởi hương thơm từ các sản phẩm này có thể gây kích ứng, làm cho các triệu chứng hăm trở nên tồi tệ hơn.
Không sử dụng khăn giấy ướt có chứa propylene glycol để làm sạch da vì nó dễ gây kích ứng và lây lan vi khuẩn.
Không tự ý sử dụng thuốc điều trị nấm men cho người lớn để thoa cho bé. Trước khi cho bé dùng bất cứ loại thuốc nào, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ.

 

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…