[Giải đáp thắc mắc]: Bật điều hòa 30 độ có tốn điện không?

Trong thời tiết mùa hè nóng bức như thế này, một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất đó là bật điều hòa 30 độ có tốn điện không? Vậy mức tiêu thụ điện của điều hòa khi đặt ở nhiệt độ 30 độ C là như thế nào? Có những cách nào giúp tiết kiệm điện điều hòa khi sử dụng trong mùa hè? Mời các bạn cùng VnShop tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết ngày hôm nay.

Các bộ phận tiêu thụ điện của điều hòa

Trước khi tìm hiểu vấn đề bật điều hòa 30 độ có tốn điện không, ta cần biết được khi điều hòa hoạt động thì những bộ phần nào tiêu thụ điện nhất. Sự tiêu thụ điện ở các bộ phận này có phụ thuộc vào các yếu tố ngoài môi trường không?

Cấu tạo của điều hòa

Cấu tạo của điều hòa

Khi mua một chiếc điều hòa về, ta sẽ thấy có 3 bộ phận đó là: dàn nóng, dàn lạnh và điều khiển điều hòa. Tuy nhiên, trong 3 bộ phận này thì điều khiển điều hòa sử dụng pin để hoạt động, nên không tính là vật tiêu thụ điện. Chỉ còn lại 2 bộ phận có tiêu thụ điện là dàn lạnh và dàn nóng.

Cấu tạo dàn lạnh của điều hòa bao gồm 7 bộ phận sau:

  • Dàn đồng tản nhiệt
  • Bo mạch trung tâm điều khiển hoạt động
  • Quạt gió thổi không khí lạnh.
  • Mô tơ đảo hướng gió.
  • Máng hứng nước thải.
  • Ống thoát nước.
  • Vỏ ngoài bằng nhựa.

Cấu tạo của dàn nóng điều hòa bao gồm 5 bộ phận sau:

  • Block điều hòa
  • Quạt tản nhiệt
  • Dàn đồng tản nhiệt
  • Tụ khởi động.
  • Vỏ bên ngoài bằng nhựa hoặc sắt.

Nguyên lý hoạt động của điều hòa

Nguyên lý hoạt động của điều hòa thường

Đối với điều hòa thông thường, tức là điều hòa không có chức năng Inverter thì luồng vận hành của điều hòa như sau:

  • Máy nén hút môi chất lạnh có nhiệt độ và áp suất thấp ở dàn lạnh và nén chúng lên nhiệt độ cao và áp suất cao.
  • Sau đó chúng được đưa qua van đảo chiều và đưa đến dàn đồng tản nhiệt ở cục nóng.
  • Tại đây, quạt gió sẽ quạt và giảm nhiệt độ cho chúng, từ nhiệt độ và áp suất cao, xuống nhiệt độ thấp và áp suất cao, khiến chúng ngưng tụ thành dạng lỏng.
  • Môi chất lỏng từ đây sẽ di chuyển đến dàn lạnh ở trong nhà. Van tiết lưu tại đây sẽ hạ áp suất cho chúng xuống, từ nhiệt độ thấp và áp suất cao xuống nhiệt độ thấp và áp suất thấp.
  • Sau đó, chúng được chuyển tới dàn đồng tản nhiệt ở dàn lạnh. Tại đây chúng sẽ hấp thụ nhiệt độ nóng từ môi trường trong phòng do quạt thổi vào và hóa hơi. Không khí trong phòng sau khi được làm mát tại đây sẽ được quạt thổi ra, làm mát cho không khí trong phòng.
  • Còn môi chất lạnh sẽ được hút về máy nén và tiếp tục một vòng tuần hoàn mới của mình.
  • Khi đạt được nhiệt độ yêu cầu rồi, thì rơ le ở cục nóng điều hòa sẽ tự ngắt và dàn nóng sẽ ngưng hoạt động. Tuy nhiên, luồng môi chất lạnh trước đó được làm mát vẫn tiếp tục được thổi và làm mát luồng không khí trong phòng.
  • Sau một thời gian, nhiệt độ trong phòng tăng cao, máy nén sẽ được khởi động lại để tiếp tục quá trình làm lạnh môi chất. Chính quá trình này sẽ gây tiêu tốn rất nhiều điện năng để vận hành lại hoạt động của máy nén, không tiết kiệm điện.

Nguyên lý hoạt động của điều hòa Inverter

Nguyên lý hoạt động của điều hòa Inverter

  • Đối với điều hòa Inverter cơ chế hoạt động cũng gần giống với điều hòa thường. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt duy nhất, giúp dòng điều hòa này tiết kiệm điện hơn dòng khác, đó là hoạt động của máy nén.
  • Khi đạt đến nhiệt độ yêu cầu thì máy nén của dòng điều hòa thường sẽ ngưng hoạt động. Tuy nhiên, máy nén của điều hòa Inverter vẫn sẽ tiếp tục hoạt động nhưng với tần số nhỏ, công suất thấp để duy trì và bù đắp cho lượng nhiệt năng mất đi. Do đó, sẽ không cần một lượng điện năng lớn để khởi động lại máy nén, do đó sẽ tiết kiệm điện hơn.
  • Theo con số nghiên cứu, thì các dòng điều hòa Inverter có thể tiết kiệm từ 30-50% điện năng tiêu thụ. Từ đó, giúp bạn tiết kiệm một lượng lớn hóa đơn tiền điện.

Bộ phận nào tiêu thụ nhiều điện nhất?

Trong các bộ phận của dàn nóng và dàn lạnh kể trên, thì có 5 bộ phận chính, tiêu thụ điện năng là:

  • Máy nén hay còn gọi là block điều hòa.
  • Quạt tản nhiệt ở dàn nóng.
  • Quạt thổi gió ở dàn lạnh.
  • Mô tơ đảo hướng gió ở dàn lạnh.
  • Bo mạch điều khiển hoạt động trung tâm.

Trong 5 bộ phận, thì bộ phận tiêu thụ nhiều điện nhất, lên tới 95% lượng điện năng của điều hòa chính là máy nén khí (block điều hòa). Giải thích cho việc này thì bởi block làm nhiệm vụ nén môi chất lỏng ở nhiệt độ thấp và áp suất thấp, thành nhiệt độ và áp suất cao, do đó cần rất nhiều điện năng.

Bật điều hòa 30 độ có tốn điện không?

Bật điều hòa ở nhiệt độ 30 độ có tốn điện hay không thì điều này còn rất khó để nói. Có hai yếu tố chính quyết định đến việc điều hòa có tốn điện hay không:

  • Một là sự chênh lệch giữa môi trường trong phòng và môi trường bên ngoài.
  • Hai là công suất hoạt động của điều hòa.

Lấy một ví dụ cho các bạn dễ hiểu. Điều hòa hoạt động làm mát tốt nhất và đỡ tốn điện nhất khi nhiệt độ trong và ngoài phòng đặt điều hòa chênh lệch không quá 10 độ. Mức nhiệt này cũng khiến cho bạn không bị sốc nhiệt khi đi từ trong phòng ngồi điều hòa ra ngoài. Hơn nữa, hiệu quả làm mát tốt nhất với nhiệt độ dàn nóng dưới 48 độ và nhiệt độ phòng từ 19 độ trở lên.

Ví dụ nhiệt độ bên ngoài trời là 40 độ C thì bạn bật điều hòa ở nhiệt độ 30 độ thì sẽ mát và tiết kiệm điện nhất. Nếu hạ nhiệt độ xuống dưới 30 độ, ví dụ như 20 độ. Khi này, điều hòa sẽ phải hoạt động với công suất lớn hơn và sẽ tốn nhiều điện hơn. Khi ở phòng nhiệt độ này mà bạn ra ngoài có nhiệt độ cao, có thể bị sốc nhiệt và nhiều vấn đề không tốt về sức khỏe.

Ngoài ra, còn một yếu tố nữa ảnh hưởng đến việc điều hòa có tiêu thụ nhiều điện năng không, đó là khoảng cách giữa dàn nóng và dàn lạnh. Theo lời khuyên của các chuyên gia thì chiều dài ống ga từ dàn nóng đến dàn lạnh không quá 5m và chênh lệch độ cao giữa 2 giàn tối đa là 3m, thì điều hòa sẽ làm mát tốt nhất. Dàn nóng nên được đặt ở địa điểm thông thoáng, không có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào.

Vậy đáp án cho câu hỏi bật điều hòa 30 độ có tốn điện không đã rõ. Điều này phụ thuộc vào việc bạn điều chỉnh nhiệt độ trong phòng so với ngoài phòng như thế nào. Nếu bạn điều chỉnh nhiệt độ giữa 2 môi trường chênh lệch không quá 10 độ C thì điều hòa hoạt động tốt và tiết kiệm điện. Nếu điều chỉnh nhiệt độ chênh lệch quá lớn sẽ tốn điện hơn.

Những mẹo tiết kiệm điện năng khi sử dụng điều hòa

Những mẹo tiết kiệm điện năng khi sử dụng điều hòa - bật điều hòa 30 độ có tốn điện không

Trong thời tiết mùa hè như hiện nay thì việc sử dụng điều hòa gần như là liền tục. Dưới đây sẽ là một số mẹo hướng dẫn, giúp bạn có thể tiết kiệm điện năng hơn khi sử dụng điều hòa.

  • Tắt điều hòa khi đi ra khỏi nhà, khi không sử dụng trong thời gian dài.
  • Nếu bạn không đi ra khỏi nhà trong thời gian quá lâu, khoảng dưới 1 tiếng đồng hồ. Thay vì tắt điều hòa thì bạn có thể nâng nhiệt độ của nó lên cho gần bằng nhiệt độ môi trường bên ngoài và đóng kín của lại. Khi đó, lúc về thì phòng của bạn vẫn mát và không tốn quá nhiều điện năng để khởi động lại máy nén.
  • Cần thường xuyên vệ sinh điều hòa, để chúng làm mát được tốt nhất và lâu bị hỏng nhất. Đối với dàn nóng, nên vệ sinh 1 năm 1 lần, rửa cho sạch hết các bụi bẩn ở quạt gió. Đối với dàn lạnh nên vệ sinh khoảng nửa năm 1 lần. Nên rửa sạch tấm lưới lọc không khí để sạch bụi bẩn và vi khuẩn bám vào, giúp bạn có một bầu không khí trong lành hơn.
  • Tắt các thiết bị điện không sử dụng khác trong phòng điều hòa, để chúng làm mát nhanh hơn. Trong phòng điều hòa không nên để các thiết bị điện phát ra nguồn nhiệt lớn như nồi cơm điện, lò nướng, lò vi sóng…
  • Không nên bật tắt điều hòa liên tục. Ví dụ như khi thấy mát rồi thì ta tắt đi, khi nóng lại bật lên. Đây không phải là cách giúp tiết kiệm điện mà có thể ảnh hưởng đến tuổi đời của thiết bị.
  • Nên kết hợp với các thiết bị làm mát khác như quạt hoặc phun sương hoặc một khay đá… Các thiết bị này sẽ nâng cao hiệu quả làm lạnh và giúp không khí lưu thông quanh căn phòng một cách dễ dàng hơn.
  • Phòng đặt điều hòa cần được kín gió, không để khí lạnh lột ra ngoài. Ngoài ra nếu phòng tiếp xúc ánh nắng nhiều thì cần có rèm che để tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào, làm tăng nhiệt độ trong phòng lên.
  • Nên điều chỉnh tấm tản gió đến vị trí mà bạn ngồi, do đó bạn nhanh chóng cảm thấy mát hơn và tiêu tốn ít điện năng hơn.
  • Nhiệt độ tốt nhất là trong khoảng từ 25 đến 29 độ C.
  • Cục nóng điều hòa nên lắp ở vị trí thông gió, thoáng mát, giúp tản nhiệt và để chúc thực hiện chức năng tốt hơn.
  • Bảo trì và vệ sinh điều hòa đinh kỳ, thường xuyên để chúng hoạt động ổn đinh hơn.

Trên đây là những thông tin về bật điều hòa 30 độ có tốn điện không và câu trả lời. Hy vọng thông tin hữu ích và hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo.

Là người tìm kiếm và phân tích nội dung, tôi cố gắng mang tới cho độc giả những nội dung chân thực nhất, chính xác nhất về nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, nhất là: mẹ và bé, ẩm thực, sức khỏe....

Related Posts

Làm thế nào để mua được một chiếc máy xay sinh tố chất lượng?

Nhiều người đang tỏ ra khá bối rối khi phải chọn lựa cho mình một chiếc máy xay sinh tố chất lượng giữa một rừng thương hiệu…

Sử dụng quạt sưởi có gây hại cho sức khỏe hay không?

Trong những năm gần đây, quạt sưởi là một thiết bị sưởi ấm phổ biến và được nhiều người tiêu dùng chọn lựa để bảo vệ sức…

máy làm sữa chua Fujika Cover

Tìm hiểu về máy làm sữa chua Fujika

Trong đời sống hiện nay, nhu cầu sử dụng sữa chua ngày càng cao, không chỉ sử dụng trong các món ăn vặt giải nhiệt mùa hè…

Các cách bố trí dàn nóng điều hòa Multi

Điều hòa multi là gì và sử dụng điều hòa multi hiệu quả

Khi mà cuộc sống ngày càng tiện nghi thì các nhà khoa học, kỹ sư lại càng phải nghiên cứu và tìm tòi ra những bí quyết…

Điều hòa chạy không ra nước

Tại sao điều hòa chạy không ra nước và cách xử lý

Điều hòa nhiệt độ nói chung hay máy lạnh nói riêng có cơ chế vận hành tương tự như nhau, nhưng khi thiết bị vận hành lại…

máy làm sữa chua AnAn_12

Tổng quan về thương hiệu máy làm sữa chua AnAn

Trong những ngày hè nóng bức, còn gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức một cốc sữa chua mát lạnh. Thay vì phải đi đến các…