7 cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt mà các mẹ nên biết

Với tình hình khí hậu thay đổi thất thường sẽ khiến cho các bé rất dễ bị sốt. Điều này khiến cho rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng và luôn muốn tìm hiểu những kiến thước và phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt một cách tốt nhất. Hãy cùng VnShop tìm hiểu thêm về vấn đề sốt ở trẻ sơ sinh qua bài viết dưới đây.

Những dấu hiệu phổ biến khi trẻ sơ sinh bị sốt

Nhiệt độ cơ thể của bé

Nhiệt độ cơ thể của bé

Trẻ sơ sinh bị sốt khi nhiệt độ cơ thể từ 38 độ C trở lên. Nhiệt độ dưới 38 độ C chưa được tính là sốt vì cơ thể của trẻ có thể tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thời tiết nóng, trẻ mặc quá nhiều quần áo, vừa tắm nước ấm…

Ngoài ra, nhiệt độ cơ thể trẻ có xu hướng tăng cao vào cuối buổi chiều và giảm đi vào buổi sáng sớm. Vì vậy, cha mẹ cần kiểm tra nhiệt độ của trẻ bằng nhiệt kế để xác định chính xác trẻ có bị sốt hay không.

Xác định nguyên nhân gây sốt ở trẻ

Sốt virus là phản ứng của cơ thể khi mắc các bệnh do virus gây ra như: cảm lạnh, cúm… Sốt do virus thường giảm dần trong 3 ngày. Do đó, cần biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt trong 3 ngày này.

Sốt do vi khuẩn là phản ứng của cơ thể trước các nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra như: viêm tai giữa, viêm phổi do vi khuẩn, nhiễm trùng đường tiết niệu… Trẻ sơ sinh sốt do vi khuẩn thường ít gặp hơn nhưng lại khá nghiêm trọng. Trường hợp này nếu trẻ sốt tới ngày thứ 3 không đỡ thì cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra.

Trẻ sơ sinh bị sốt sẽ rất nguy hiểm nếu bé dưới 3 tháng tuổi

Nếu bé dưới 3 tháng tuổi, bạn nên đặc biệt chú ý tới những cơn sốt của bé. Nếu nhiệt độ cơ thể bé từ 38°C trở lên, bạn cần đưa bé đến bệnh viện khám ngay. Không dùng thuốc hạ sốt (trừ khi bác sĩ yêu cầu), các bậc cha mẹ không nên giấu bất kỳ một triệu chứng nào ngoài sốt khi bác sĩ kiểm tra bé.

chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt

Do trẻ sơ sinh không có dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng như trẻ lớn hơn, nên điều này rất đáng lo vì bé có thể bị nhiễm trùng máu hoàn toàn (nhiễm trùng huyết) mà không thể hiện các triệu chứng điển hình.

Nếu sau khi thăm khám trẻ bị sốt không do các bệnh cảm cúm, nhiễm siêu vi thông thường, bác sĩ có thể chỉ định bé làm các xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định liệu bé bị nhiễm trùng do vi khuẩn hay không và chọc ống sống thắt lưng để xem bé có bị viêm màng não không.

7 cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt hiệu quả

Kiểm tra nhiệt độ cơ thể của bé

Khi trẻ sơ sinh bị sốt, cha mẹ nên đo thân nhiệt bằng cách dùng nhiệt kế để xác định bé có sốt cao hay không được xem là phương pháp hiệu quả hơn cả so với việc dùng tay để cảm nhận. Điều quan trọng là bố mẹ cần phải biết cách đo và đọc chỉ số một cách chính xác.

Hiện nay, có 2 loại nhiệt kế phổ biến:

Nhiệt kế thủy ngân:
Kiểm tra nhiệt độ cơ thể của bé

Là một dụng cụ thường gặp nhất tại các phòng khám. Ngày nay, nhiệt kế thủy ngân không còn được khuyên dùng vì dễ vỡ và có thể giải phóng thủy ngân và gây độc nếu hít phải. Khi chọn nhiệt kế, bố mẹ cần cân nhắc khi sử dụng loại nhiệt kế này cho con.

  • Nhiệt kế điện tử:

    Kiểm tra nhiệt độ cơ thể của bé
    Nhiệt kế điện tử đa năng.
    Loại nhiệt kế này sử dụng cảm biến nhiệt−điện để ghi nhận thân nhiệt. Chúng có thể dùng đo ở hậu môn, miệng hoặc nách. Nhiệt độ tại nách thường ít chính xác nhất trong ba loại;
  • Nhiệt kế điện tử đo ở tai. Loại nhiệt kế này sử dụng tia hồng ngoại để đo nhiệt độ bên trong ống tai. Chú ý rằng ráy tai hoặc ống tai nhỏ và cong có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của việc ghi nhận nhiệt độ ở tai;
  • Nhiệt kế đo tại động mạch thái dương (trán). Loại nhiệt kế này sử dụng máy quét hồng ngoại để đo nhiệt độ của động mạch thái dương tại trán. Loại này có thể sử dụng ngay cả khi trẻ đang ngủ;
  • Nhiệt kế núm vú điện tử. Loại nhiệt kế này không được khuyên dùng;

Nên tập trung điều trị triệu trứng

Nhiều cha mẹ chỉ chú tâm đến việc làm thế nào để hạ sốt và chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt. Tuy nhiên lại không để ý đến các triệu chứng của con. Họ nghĩ rằng trẻ sơ sinh sốt càng cao là bệnh càng nặng. Điều này không hoàn toàn chính xác.

Thực tế có nhiều trường hợp trẻ sốt cao nhưng vẫn ăn ngủ, vui chơi bình thường. Có trường hợp trẻ chỉ sốt hơn 38 độ nhưng lại quấy khóc, bỏ bú, tỏ ra mệt mỏi, đòi bế… Cần chú ý đến các triệu chứng của trẻ để xác định tình trạng trẻ có ổn hay không để đến bệnh viện kiểm tra kịp thời.

Sử dụng thuốc hạ sốt 

Trước khi dùng thuốc hạ sốt, bạn hãy thử hạ sốt cho bé bằng một chiếc khăn ướt ấm. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt có hiệu quả đáng ngạc nhiên. Bạn hãy dùng nước ấm (29 – 32°C) để lau cơ thể bé, đặc biệt là ở trán và nách. Nếu bạn thấy bé không thoải mái và chườm khăn ấm không có tác dụng, hãy sử dụng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý:

Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh một cách thận trọng

  • Nếu bé nhỏ hơn 6 tháng tuổi, các bác sĩ khuyên dùng acetaminophen (paracetamol) hơn là ibuprofen. Bắt đầu từ 6 tháng tuổi, hầu hết các bé có thể dùng cả acetaminophen hoặc ibuprofen.
  • Xác định liều lượng theo trọng lượng của bé, chứ không phải là theo độ tuổi.
    Không được cho bé uống aspirin, vì nó có liên quan đến hội chứng Reye, một bệnh hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm.

Sốt là phản ứng tự vệ của cơ thể

Cha mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ bị sốt. Sốt là phản ứng tự vệ của cơ thể chống lại các tác nhân gây hại như: virus, vi khuẩn. Sốt là biểu hiện hệ miễn dịch của trẻ đang hoạt động tốt. Tình trạng sốt sẽ không kéo dài vô thời hạn và có thể xử lý được.

Sốt là phản ứng tự vệ của cơ thể

Nếu trong trường hợp bệnh tiến triển xấu sau khi đã tự điều trị tại nhà, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám để tìm ra nguyên nhân và được bác sĩ đưa ra phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt một cách hợp lý, hiệu quả.

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…