Cách nêm gia vị cho trẻ ăn dặm

 Nêm nếm gia vị cho đồ ăn dặm của bé luôn là một trong những chủ đề gây nhiều tranh cãi trong gia đình có trẻ nhỏ. Hãy cùng tìm hiểu cách nấu đồ ăn sao cho vừa hấp dẫn bé ăn dặm nhiều, vừa cung cấp đầy đủ các dưỡng chât và khoáng chất thiết yếu mà không gây hại cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.


Tại sao phải nêm gia vị cho trẻ ăn dặm đúng cách?

Dinh dưỡng luôn là một vấn đề quan trọng mà cha mẹ của trẻ nhỏ phải quan tâm tới trong suốt giai đoạn phát triển đầu của bé. Kể từ khi đủ 6 tháng tuổi, trẻ sẽ bước vào giai đoạn ăn dặm quan trọng khi bắt đầu tập làm quen với đồ ăn thô của người lớn. Tuy nhiên với hệ thống tiêu hóa còn non yếu và chưa hoàn chỉnh, việc lựa chọn nguyên liệu cũng như nêm nếm đồ ăn cần tới sự chú ý đặc biệt.

Thực tế các bé hoàn toàn có thể ăn thức ăn không cần nêm nếm thêm gia vị (nhất là với các bé bắt đầu ăn dặm), chỉ cần đảm bảo cho bé thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, vì bản chất trong các loại thực phẩm đã có hương vị và độ ngọt của riêng nó. Do đó, cha mẹ nên bắt đầu nêm gia vị vào đồ ăn của bé kể từ tháng thứ 12 trở đi.

Một số loại gia vị có thể nêm để trẻ ăn dặm bình thường, nhưng một số lại có thể gây hại tới hệ thống nội tiết của trẻ sơ sinh, kể cả cho ăn với liều lượng nhỏ, mặc dù tưởng chừng như hoàn toàn lành tính và vô hại, ví dụ như mắm muối.

Dù vậy điều đó không có nghĩa rằng chỉ cho trẻ ăn lạt và không cần để tâm tới cách làm phong phú hương vị đồ ăn. Thực chất, nêm nếm gia vị đúng cách còn giúp bé cảm thấy hứng thú ăn hơn cũng như cho trẻ làm quen dần với đồ ăn người lớn, bổ sung các vi chất quan trọng cho sự phát triển.

Cách bổ sung gia vị, dầu vào thực đơn ăn dặm của trẻ sơ sinh

Muối ăn và hạt nêm

không dùng muối cho trẻ ăn dặm

Muối là một chất khoáng quan trọng cho cơ thể của người, chất điện giải quan trọng cho quá trình bài tiết qua tuyến mồ hôi. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ với cơ quan thận chưa phát triển đầy đủ với khả năng lọc muối để bài tiết rất yếu, việc thêm muối một cách chủ động vào đồ ăn của trẻ có thể gây nên những bệnh lý nghiêm trọng.

Từ 6 tháng tới 1 tuổi, cơ thể bé chỉ cần ít hơn 1g muối/ ngày và đã được cung cấp đầu đủ trong sữa mẹ hoặc sữa bột cũng như có tự nhiên trong thực phẩm. Do vậy việc nêm muối ăn hoặc gia vị vào thức ăn dặm của trẻ là điều tuyệt đối không nên làm.

Hầu hết hạt nêm được sản xuất với gốc muối cũng không nên xuất hiện trong thực đơn ăn dặm của trẻ.

Kết luận: Không nên nêm nếm muối và hạt nêm khi trẻ bước vào giao đoạn đầu ăn dặm. Chỉ nên sử dụng khi trẻ đủ 1 tuổi trở lên.

Mì chính

mì chính cho trẻ ăn dặm

Có thể nói rằng mì chính, với tên hóa học là monosodium glutamate (MSG), là loại gia vị dễ bị hiểu nhầm nhất trong thế giới ẩm thực. MSG có nguồn gốc từ axit amin glutamate, hay axit glutamic, là một trong những axit amin dồi dào nhất trong tự nhiên, đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất và các hoạt động thần kinh, giúp kích thích truyền tín hiệu giữa các neuron.

Axit glutamic có thể tìm thấy ở những thực phẩm giàu protein như phô mai, sữa, nấm, thịt, các và nhiều loại rau củ khác. Trẻ sơ sinh cũng thường xuyên được bổ sung axit glutamic thông qua việc bú sữa mẹ.

Bên cạnh những vai trò quan trọng kể trên, glutamate còn được cảm nhận bởi những thụ cảm trên lưỡi để tạo nên hương vị umami, một trong 5 vị cơ bản, bên cạnh ngọt, cay, chua và đắng.

Rất nhiều nguồn tin cho rằng glutamate là chất gây ức chế thần kinh cũng như ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ canxi. Đây là một nhận định vô căn cứ, chưa có chứng minh lâm sàng cụ thể. Trên thực tế, glutamate là một trong những chất dẫn truyền thần kinh quan trọng bậc nhất cho con người. Một nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, trường hợp mà mì chính (MSG) gây nên hiện tượng chóng mặt, buồn nôn là khi được tiêu thụ với liều lượng lớn tương đương 75-150mg/ kg thể trọng.

Kết luận: Mì chính là loại gia vị mà có cũng được, không có cũng không sao. Khuyên dùng khi trẻ tròn 1 tuổi.

Nếu cha mẹ mong muốn nêm vào đồ ăn dặm của trẻ để tập làm quen thì nên bắt đầu với liều lượng nhỏ khoảng 1/2 thìa cà phê để quan sát đề phòng hiện tượng dị ứng với MSG. Liều lượng tiêu thụ mì chính khuyến cáo dành cho cả người lớn và trẻ đủ 3 tuổi (có thể ăn đồ giống với cha mẹ) là 0.5 – 3 gram mỗi ngày.

Dầu ăn

Dầu ăn cũng là một loại nguyên liệu, gia vị thường xuyên bị hiểu lầm khác. Chúng ta thường xuyên được nghe những lời cảnh báo về việc chất béo có trong dầu ăn sẽ gây nên béo phì, các bệnh vì tim mạch… Tuy nhiên đây lại là một nguồn năng lượng chính cho hoạt động của cả trẻ nhỏ và người lớn, là môi trường cần thiết để chuyển hóa các chất đạm.

Thêm vào đó, việc sử dụng những loại dầu ăn thích hợp còn cung cấp cho trẻ trong thời kì ăn dặm những vi dưỡng chất cực kì quan trọng như Omega 3, 6, 9; các chất chống oxi hóa…; các chất khoáng như kẽm, magie, canxi…. Các mẹ hãy cùng nghiên cứu các bài phân tích chi tiết dưới đây để biết được lợi ích và cách nêm nếm gia vị dầu ăn cho trẻ ăn dặm nhé!

Kết luận: Nên dùng dầu ăn làm gia vị nêm nếm ngay khi bé tròn 6 tháng tuổi và có thể ăn dặm.

https://tintuc.vnshop.vn/su-dung-dau-oc-cho-cho-be-an-dam/

https://tintuc.vnshop.vn/dung-dau-me-cho-be-an-dam/

https://tintuc.vnshop.vn/dung-dau-oliu-cho-be-an-dam/

Đường

không dùng đường cho trẻ ăn dặm

Đường ở đây chúng ta sẽ mặc định hiểu rằng là các loại đường tinh luyện được đóng gói riêng biệt thay vì đường tự nhiên có sẵn trong thực phẩm.

Chỉ nên thêm đường vào thức ăn của trẻ khi thực sự cần thiết và có chủ đích cho trẻ làm quen với hương vị. Lý do bởi đường không phải là thực phẩm có nhiều chất bổ dưỡng, chúng cung cấp năng lượng nhưng thiếu đi vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Ngoài ra, cho trẻ ăn đường sẽ gây cho trẻ cảm giác ngang dạ, chán ăn, không thèm ăn khi vào bữa chính. Trẻ ăn nhiều đồ ăn ngọt có đường cũng sẽ gây nên những nguy cơ xảy ra các bệnh về đường răng miệng như sâu răng. Tiêu thụ quá nhiều đường còn gây ức chế hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ.

Kểt luận: Chỉ nêm nếm vào thức ăn khi công thức đồ ăn dặm yêu cầu nguyên liệu này.

Các loại gia vị khác

Để thực đơn ăn dặm của bé nhà bạn thêm phần phong phú và bé có thể làm quen với nhiều hương vị khác nhau trong tương lai, các mẹ có thể tin dùng các loại nguyên phụ liệu sau đây:

  • Vani
  • Tiêu
  • Tỏi – nghiền nhỏ hay bột
  •  Húng quế
  • Thì là
  • Kinh giới
  • Vỏ chanh
  • Gừng
  • Quế
  • Bạc hà

Related Posts

Các loại sữa chua cho bé dưới 1 tuổi

Các loại sữa chua cho bé dưới 1 tuổi tốt nhất

Các loại sữa chua cho bé dưới 1 tuổi là những loại sữa mà các bà mẹ quan tâm hàng đầu. Dưới 1 tuổi là thời gian…

Trẻ bị sốt có nên nằm điều hòa không-main

Trẻ bị sốt có nên nằm điều hòa không?

Trẻ bị sốt có rất nhiều nguyên nhân nhưng làm sao để giải nhiệt hiệu quả nhất cho bé thì không phải bố mẹ nào cũng làm…

Cách làm sữa chua từ sữa công thức cho bé ngon và mịn

Cách làm sữa chua từ sữa công thức cho bé ngon và mịn

Cách làm sữa chua từ sữa công thức sao cho ngon và mịn được nhiều bà mẹ quan tâm. Bởi vì, thực đơn ăn dặm của bé cần…

Bé uống thuốc hạ sốt mà không giảm thì phải làm sao?

Bé uống thuốc hạ sốt mà không giảm thì phải làm sao?

Khi chăm sóc trẻ nhỏ, nhiều lúc cha me sẽ gặp trường hợp bé uống thuốc hạ sốt mà không giảm nhiệt độ. Thân nhiệt bé vẫn…

Sữa Nan Nga có tăng cân không - Những điều cần biết khi lựa chọn sữa Nan cho trẻ em

Sữa Nan Nga có tăng cân không – Những điều cần biết khi lựa chọn sữa Nan cho trẻ

Để đánh giá về một dòng sữa chất lượng dành cho bé chắc chắn bố mẹ cũng đều quan tâm đến thương hiệu, thành phần, công thức…

Có nên dùng máy phun sương trong phòng điều hòa

Có nên dùng máy phun sương trong phòng điều hòa

Có nên dùng máy phun sương trong phòng điều hòa là một thắc mắc được rất nhiều người sử dụng quan tâm nhất trong những ngày hè…