Cách làm cà rốt cho bé ăn dặm mà các mẹ cần phải biết

Trong giai đoạn ăn dặm từ 6 tháng tuổi, bé cần tiếp nhận chất dinh dưỡng nhiều hơn một người trưởng thành. Vì vậy, cà rốt là một thực phẩm được các mẹ lựa chọn và sử dụng rất nhiều vì các các dinh dưỡng thiết yếu của nó. Bài viết sẽ hướng dẫn cách làm cà rốt cho bé ăn dặm mà các mẹ cần phải biết trong giai đoạn quan trọng này.

Thành phần dinh dưỡng trong cà rốt

cach-lam-ca-rot-cho-be-an-dam-2

Cà rốt là loại rau củ được xem là thực phẩm lành mạnh và rất tốt cho sức khỏe. Cà rốt chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng có ích cho cả người lớn lẫn trẻ em, nhất là cho các bé đang trong thời kỳ ăn dặm.

Hàm lượng nước trong một củ cà rốt chiếm khoảng từ 86-95% và nó chứa ít chất béo cũng như protein.

Trong cà rốt chứa nhiều các dinh dưỡng thiết yếu như Vitamin A trong beta-carotene, Vitamin K, Vitamin B6, Kali, Natri, chất xơ và các hợp chất chống oxi hóa.

  • Vitamin A: Trong cà rốt chứa hàm lượng lớn beta-carotene và được chuyển hóa thành vitamin A vào cơ thể. Vitamin A có tác dụng trong việc thúc đẩy quá trình hoạt động của mắt, trong sự phát triển của trẻ và tăng khả năng miễn dịch.
  • Vitamin K: hay còn được gọi chính xác là Vitamin K1 (phylloquinone) rất quan trọng vì làm xương chắc khỏe hơn
  • Vitamin B6: là nhóm các vitamin liên quan có chức năng chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng cho cơ thể.
  • Kali, Natri: là các chất có tác dụng trong việc kiểm soát huyết áp, đặc biệt tốt cho những người lớn tuổi.
  • Chất xơ: Cà rốt chứa loại chất xơ hòa tan Pectin giúp làm chậm sự tiêu hóa đường và tinh bột từ đó giảm lượng đường trong máu.

Tác dụng của cà rốt cho người lớn

Kiềm chế nguy cơ ung thư

Hợp chất beta-carotene trong củ cà rốt có tác dụng hiệu quả trong việc xây dựng hệ thống miễn dịch, chống lại một số bệnh ung thư như là ung thư dạ dày, ung thư trực tràng,… Bên cạnh đó, hàm lượng cao của chất chống oxy hóa falcarinol cũng có tác dụng giúp chống lại ung thư.

Duy trì huyết áp ổn định

Cà rốt chứa lượng natri vừa đủ và lượng Kali rất lớn có nhiệm vụ duy trì huyết áp ở mức ổn định trong cơ thể, nhất là những người lớn tuổi phải đối mặt với việc huyết áp tăng giảm thất thường. Huyết áp sẽ luôn ở trong tình trạng ổn định và trong tầm kiểm soát nếu ăn cà rốt thường xuyên.

Tránh các bệnh về tim mạch

Các bệnh về đường tim mạch chủ yếu được hình thành từ việc hàm lượng cholesterol trong máu tăng quá cao. Chất xơ hòa tan có trong cà rốt có hiệu quả cực kỳ tốt trong việc hạ thấp nồng độ cholesterol trong máu bằng cách làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu.

Tác dụng của cà rốt cho bé ăn dặm

cach-lam-ca-rot-cho-be-an-dam-1
cách làm cà rốt cho bé ăn dặm

Giúp phát triển thị lực cho trẻ

Nhắc đến cà rốt thì phải nhắc đến đầu tiên là về hàm lượng dồi dào Vitamin A giúp trẻ có thể có một đôi mắt sáng, nhất là những bé bị rối loạn liên quan đến mắt. Việc ăn cà rốt hàng ngày sẽ giúp trẻ có một đôi mắt sáng, thị lực được phát triển một cách tốt nhất.

Ngăn ngừa táo bón ở trẻ

Hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ đôi khi dẫn đến tình trạng táo bón hay rối loạn tiêu hóa. Vì vậy mẹ cần phải bổ sung cho bé nhiều chất xơ có trong cà rốt để thúc đẩy hoạt động tiêu hóa tốt hơn và tránh tình trạng táo bón hay gặp ở bé khi mới chớm bước sang ăn dặm.

Bảo vệ làn da của trẻ

Beta-carotene có trong cà rốt giúp làm cho da trở nên tươi sáng hơn. Kết hợp cùng với các chất oxi hóa, làn da của bé sẽ được bảo vệ dưới ánh nắng mặt trời, hồi phục tế bào da bị tổn thương gây ra trong quá trình trao đổi chất.

Các tác dụng khác

Không những giúp cho trẻ phát triển thị giác, ngăn ngừa táo bón hay bảo vệ làn da, cà rốt còn có rất nhiều những tác dụng đáng ngờ khác đến từ nhiều chất dinh dưỡng khác nhau.

  • Cà rốt có thể tăng khả năng ghi nhớ rất tốt cho trẻ, ngăn ngừa có bệnh về mất trí nhớ hay viêm não vì trong cà rốt có nhiều chất Luteolin.
  • Cà rốt có giúp tăng cường hệ tiêu hóa như loại bỏ giun trong đường ruột, điều trị tiêu chảy vì trong cà rốt có lượng nước lớn. Chất xơ trong cà rốt có tác dụng làm sạch và loại chất có hại ra khỏi ruột già.
  • Lượng nhỏ canxi và các khoáng chất khác trong cà rốt cũng giúp loại bỏ mùi hôi miệng của trẻ sau khi ăn, chống lại vi khuẩn và giữ cho răng khỏe mạnh.

Hướng dẫn cách làm cà rốt cho bé ăn dặm qua món ăn

Từ cà rốt, mẹ có thể chế biến thành rất nhiều những món ăn khác nhau cho trẻ phụ thuộc vào sở thích của bé cũng như chế độ dinh dưỡng của mẹ dành cho trẻ. Cà rốt cũng là một loại thực phẩm tốt mà lại cực kỳ dễ tìm ở bất kỳ nơi đâu.

Nước ép cà rốt cho bé từ 6 tháng tuổi

cach-lam-ca-rot-cho-be-an-dam-3

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 2 củ cà rốt
  • 30 gr đường trắng
  • Sữa tươi
  • 500 ml nước lọc

Cách làm:

  • Bước 1: Rửa thật sạch cà rốt rồi mẹ gọt vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố
  • Bước 2: Xay nhuyễn cà rốt trong máy xay
  • Bước 3: Mẹ cho thêm nước, một ít đường và sữa vào trong máy xay và xay đều thêm lần nữa để các hỗn hợp được quyện lẫn vào với nhau.
  • Bước 4: Sau khi xay xong thì mẹ nhớ để yên hỗn hợp khoảng 10 đến 15 phút để cho các xơ của cà rốt được lắng đọng lại
  • Bước 5: Mẹ dùng lưới lọc/rây để lọc hết hết tất cả bã xơ cà rốt để tách ra nước cà rốt nguyên chất. Rót nước ra chiếc ly hoặc bình cho bé uống.

Cà rốt nghiền

cach-lam-ca-rot-cho-be-an-dam-4

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 30 gr cà rốt (1 củ nhỏ)
  • 180 ml nước lọc (1 bát nước)

Cách làm:

  • Bước 1: Cà rốt mẹ nhớ rửa sạch sau đó cắt bỏ vỏ bên ngoài và cắt thành từng miếng cỡ khoảng 1cm
  • Bước 2: Mẹ bỏ cà rốt vào trong nồi rồi đổ nước vào luộc đến khi cà rốt chuyển sang chín mềm. Thời gian luộc sẽ vào trong khoảng từ 10 – 15 phút.
  • Bước 3: Khi cà rốt đã chín. Mẹ vớt cà rốt ra, để nguồi rồi cho vào máy xay sinh tố. Mẹ nhớ giữ lại nước luộc cà rốt.
  • Bước 4: Mẹ xay nhuyễn phần cà rốt luộc, thêm phần nước luộc cà rốt vào từ từ đến khi đạt độ loãng/đặc mẹ muốn.

Cà rốt nghiền trộn sữa mẹ

cach-lam-ca-rot-cho-be-an-dam-5

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 30 gr cà rốt (1 củ nhỏ)
  • 180 ml nước lọc (1 bát nước)
  • 2 thìa canh sữa mẹ
  • Rây

Cách làm:

  • Bước 1: Cà rốt mẹ mang rửa sạch sau đó cắt bỏ vỏ bên ngoài và xắt hạt lựu thành từng miếng nhỏ
  • Bước 2: Mẹ bỏ cà rốt vào trong bát rồi đổ nước vào nồi sau đó hấp cách thủy cà rốt đến khi cà rốt chuyển sang chín mềm. Thời gian hấp vào khoảng 12 phút.
  • Bước 3: Khi cà rốt đã được hấp chín. Mẹ lấy bát cà rốt ra, để nguội rồi cho vào rây để nghiền
  • Bước 4: Sau khi nghiền xong cà rốt, mẹ cho thêm 2 thìa canh sữa mẹ vào và trộn đều. Tùy theo thời điểm tập ăn của con mà mẹ cho lượng sữa vừa đủ độ loãng/đặc. Nếu mẹ muốn hâm nóng lại thì có thể hâm nóng dưới nhiệt độ 40 độ C.

Cháo cà rốt nghiền

cach-lam-ca-rot-cho-be-an-dam-6

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1 ly gạo (ly nhỏ uống rượu)
  • 10 ly nước lọc
  • Cà rốt nghiền
  • Rây

Cách làm:

  • Bước 1: Các mẹ vo sơ gạo để loại bỏ hết các bụi bẩn còn tồn đọng lại trong gạo. Các mẹ không nên vò kỹ quá vì sẽ mất chất của gạo.
  • Bước 2: Mẹ cho gạo vào trong nồi kèm theo đổ thêm 10 ly nước vào, sau đó đun lên đến khi nào gạo sôi thì giảm nhỏ lửa hết cỡ đun tiếp khoảng 15 – 20 phút
  • Bước 3: Sau đó, mẹ tắt bếp và ủ cháo trong khoảng 15 – 20 phút tiếp theo.
  • Bước 4: Tiếp theo, mẹ đổ cháo vào rây để lọc cháo. Mẹ dùng thìa bản to miết cháo sao cho cháo đi qua các lưới lọc. Xong thì mẹ khuấy đều lên sẽ được hỗn hợp nước cháo hơi kết dính. Các mẹ đổ lại hỗn hợp này vào lại và bắt đầu rây cháo lần 2. Mẹ làm như vậy khoảng 3 – 4 lần sẽ ra được thành phẩm cháo ăn dặm cho bé.
  • Bước 5: Mẹ trộn cháo với cà rốt nghiền rồi khuấy đều để được thành phẩm cháo cà rốt nghiền.

Cháo cà rốt phô mai

cach-lam-ca-rot-cho-be-an-dam-7

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1 củ cà rốt
  • 1 nhánh súp lơ
  • 1 miếng phô mai
  • 1 ly gạo (ly nhỏ uống rượu)
  • 10 ly nước lọc

Cách làm:

  • Bước 1: Nấu gạo thành cháo trắng theo tỷ lệ 1 ly gạo : 10 ly nước
  • Bước 2: Cà rốt, súp lơ mang rửa sạch. Đối với cà rốt thì mẹ gọt vỏ. Sau đó cắt 2 loại rau củ thành các miếng nhỏ hạt lựu và đem xay nhuyễn.
  • Bước 3: Mẹ trộn hỗn hợp rau củ (cà rốt và súp lơ) với cháo trắng kèm thêm 1 miếng phô mai, sau đó tán nhuyễn. Vậy là mẹ sẽ có thành phẩm Cháo cà rốt phô mai cho bé ăn dặm.

Súp cà rốt nấu cam

cach-lam-ca-rot-cho-be-an-dam-8

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 2 củ cà rốt
  • 2 tép tỏi
  • 500 ml nước dùng gà
  • 200 gr vỏ cam
  • 1 thìa canh bơ
  • 1/2 thìa cà phê hạt nêm
  • 1/2 thìa cà phê muối

Cách làm:

  • Bước 1: Mẹ đổ nước dùng gà vào nồi cho thêm 2 tép tỏi, cho lên bếp nấu sôi nhỏ lửa
  • Bước 2: Cà rốt mẹ mang rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành từng miếng nhỏ để luộc chín. Sau khi luộc chín xong thì mẹ cho vào máy xay để xay nhuyễn.
  • Bước 3: Mẹ đổ cà rốt xay vào nước dùng gà rồi khuấy đều sau đó để đun nhỏ lửa trong vòng 3 phút.
  • Bước 4: Mẹ cắt nhỏ vỏ cam rồi cho vào nồi súp cùng với 1 muỗng canh bơ, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê muối sao cho vừa ăn với khẩu vị của bé.
  • Bước 5: Múc súp cà rốt nấu cam ra bát, để nguội rồi cho bé ăn.

Chúc các mẹ thành công!!!

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…