Cách chế biến đậu hũ non cho bé ăn dặm

Thành phần đậu hũ

Đậu hũ non là loại thực phẩm được làm từ sữa đậu nành cô đặc được ép thành các khối rắn màu rắng. Với nguồn gốc từ Trung Quốc, và quá trình này được chế biến tương tự như phô mát. Đậu hũ là thành phẩm của sự pha trộn giữa sữa đậu nành tươi với muối nigari. Nigari là phần còn lại khi người ta chiết xuất muối từ nước biển. Nó là chất làm đông giàu khoáng chất được sử dụng để giúp đậu hũ đông đặc và giữa hình dạng.

Chúng là nguyên liệu quan trọng trong các bữa ăn của người châu Á và được tiêu thụ suốt hàng nghìn năm qua. Có rất nhiều sản phẩm từ đậu hũ, bao gòm bột đậu, protein đậu, tào phớ, sữa đậu, sốt đậu và dầu đậu.

Mặc dù thực phẩm biến đổi gen gây nhiều tranh cãi, nhưng các nghiên cứu cho đến nay vẫn chưa tìm thấy tác hại của chúng đối với sức khỏe của con người.

Thành phần dinh dưỡng trong đậu hũ

Đậu hũ có hàm lượng protein cao, và chứa tất các axit amin thiết yếu mà cơ thể bạn cần. Nó cũng chứa chất béo, carb và nhiều loại vitamin và khoáng chất.

Một khẩu phần 100g đậu hũ có chứa:

  • Protein: 8 gram.
  • Carb: 2 gram.
  • Chất xơ: 1 gram.
  • Chất béo: 4 gram.
  • Mangan: 31% RDI.
  • Canxi: 20% RDI.
  • Selen: 14% RDI.
  • Phốt pho: 12% RDI.
  • Đồng: 11% RDI.
  • Magie: 9% RDI.
  • Sắt: 9% RDI.
  • Kẽm: 6% RDI.

Là một thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, tuy nhiên hàm lượng và vi lượng trong đậu hũ có thể khác nhau, tùy thuộc vào chất làm đông được chế sử dụng để chế biến. Nigari tăng thêm magie, trong khi canxi kết tủa làm tăng hàm lượng canxi.

Đậu hũ là một trong những nguồn cung cấp protein có nguồn gốc thực vật tuyệt vời nhất, khiến đậu nành trở thành loại thực phẩm lý tưởng cho con người.

Đậu hũ là một nguồn cung cấp chất béo dồi dào, với loại chất béo chủ yếu là axit linoleic.

Đậu hũ có ít carb, nhưng có khá nhiều chất xơ. Chất xơ này có lợi cho sức khỏe đường ruột, nhưng có thể gây một vài vấn đề về tiêu hóa ở một số người.

Đậu hũ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời với nhiều loại vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin K1, folate, đồng, mangan, phốt pho và thiamin.

Đậu hũ chứa rất nhiều hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học, bao gồm isoflavnes, saponins và axit phytic.

Đậu hũ có chứa một số hợp chất thực vật có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú và ung thứ tuyến tiền liệt.

Chế biến món ăn cho trẻ ăn dặm từ đậu hũ non

1. Làm đậu hũ non từ yến mạch

Nguyên liệu

  • Đậu hũ, yến mạch
  • Nước lọc
  • Khuôn/ khay

Chế biến

  • Ngâm yến mạch vào nước 30 phút, sau đó chắt bỏ nước và giữ lại phần yến mạch
  • Đổ 200ml nước vào yến mạch đã ngâm rồi xay mịn, lọc lấy nước, phần cái có thể dùng làm bánh ăn dặm cho bé.
  • Đổ hỗn hợp nước đã lọc sạch bã vào nồi. Khuấy đều tay để tránh bị cháy bén. Nấu đến khi hỗn hợp sánh đặc lại.
  • Tắt bếp, đổ hỗn hợp vào khuôn, khay tùy ý, sau đó để vào tủ lạnh tầm 3-4 tiếng là hoàn thành. Trang trí thêm một ít trái cây sao cho bắt mắt để hấp dẫn bé.

2. Bánh plan từ sữa mẹ hoặc sữa công thức cho bé dưới 1 tuổi

Nguyên liệu

  • Sữa công thức hoặc sữa mẹ
  • 2 lòng đỏ trứng gà ta

Chế biến

  • Đánh tan 2 lòng đỏ trứng gà, pha 150ml sữa công thức còn nóng ấm
  • Rót từ từ sữa công thức vào trứng gà rồi khuấy đều hỗn hợp, lọc bã để lấy hỗn hợp được mịn
  • Rót hỗn hợp trứng sữa vào hũ, chưng hấp trên lửa nhỏ chừng 20-25 phút
  • Quan sát thấy mặt bánh se lại thì tắt lửa, để bánh trên bếp cho chín hơi thêm một lúc nữa. Bánh nguội đem để vào tủ lạnh.

3. Trứng chưng đậu hũ non

Nguyên liệu

  • Trứng gà ta
  • Đậu hũ non
  • Nước dùng gà
  • Gia vị

Chế biến

  • Cắt đậu hũ non thành hạt lựu nhỏ rồi cho vào chén, đánh trứng gà cho tan với chút nước mắm và nước dùng gà.
  • Khuấy đều hỗn hợp rồi rót vào chén đậu hũ đã chuẩn bị
  • Đem hấp cách thủy chén trứng cho chín là có thể cho bé ăn ngay lúc còn hơi ấm.

4. Bột đậu hũ non cho bé ăn dặm 

Nguyên liệu

  • Bí xanh
  • Đậu hũ non
  • Dầu ăn omega 3
  • Nước lọc

Chế biến

  • Gọt vỏ bí xanh, rửa xanh, đem xay nhuyễn, vì là trẻ nhỏ nên chỉ cần xay một lượng vừa đủ cho bữa ăn. Phần còn thừa cất vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản cho bữa ăn sau.
  • Cho bí xanh vào nồi nấu với nước, khi nước sôi tiếp tục cho đậu hũ non và khuấy đều.
  • Trộn thêm bột gạo và nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng bé. Khi các hỗn hợp hòa quyện lại với nhau và mềm đều thì coi như món ăn đã hoàn thành.

4. Nấu súp đậu hũ với cà chua dinh dưỡng cho bé

Nguyên liệu

  • Đậu hũ non
  • Cà chua
  • Nước lọc

Nấu súp đậu hũ với cà chua sẽ tạo cảm giá lạ miệng, kích thước bé ăn ngon và ăn nhiều hơn. Cà chua bạn có thể chọn loại tươi sống hoặc nếu muốn tiết kiệm thời gian thì dùng tương cà đã được chế biến sẵn.

Chế biến

  • Đậu hũ non đem cắt nhỏ trần qua với nước sôi rồi để ráo. Cho dầu ăn dinh dưỡng vào chảo nóng, khi dầu sôi thì cho tương cà vào khuấy đều, cho thêm chút nước vào nấu chung để tương cà không bị cô đặc lại.
  • Cho đậu hũ non vào khuấy đều, dùng muỗng dằm đậu nhỏ ra để bé dễ ăn hơn. Sau đó chỉ cần nêm nếm lại cho vừa ăn là được

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…