5 cách chế biến cá hồi cho bé ăn dặm đơn giản, dễ làm

Cá hồi là một loại thực phẩm hết sức bổ dưỡng, cung cấp một lượng lớn chất đạm, vitamin, chất béo và khoáng chất vần thiết cho cơ thể. Vậy cá hồi nấu với rau gì cho bé ăn dặm là tốt nhất? Hãy cùng VnShop tìm hiểu 5 cách chế biến cá hồi cho bé ăn dặm qua bài viết dưới đây nhé.

Cá hồi là gì?

Theo định nghĩa của Wikipedia, cá hồi là tên gọi chung cho nhiều loại cá thuộc họ Salmonidae. Cá hồi tự nhiên được tìm thấy nhiều tại các bờ biển Bắc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Do có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, nên cá hồi hiện đã được nuôi trồng tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới.

Hình ảnh về cá hồi

Hình ảnh về cá hồi và thịt cá hồi

Thành phần dinh dưỡng của cá hồi

Cá hồi được biết đến là một trong những loại cá giàu chất dinh dưỡng nhất trên thế giới. Bên cạnh lượng đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất dồi dào, cá hồi còn cung cấp cho cơ thể một lượng lớn Omega-3, một chất dinh dưỡng cần thiết mà cơ thể không thể tự tổng hợp được.

Cùng tham khảo về giá trị dinh mà cá hồi đem lại cho cơ thể qua bảng thống kê dưới đây:

Bảng giá trị dinh dưỡng của cá hồi
Bảng giá trị dinh dưỡng của cá hồi

Tác dụng của cá hồi đối với cơ thể

Cá hồi là loại thực phẩm đem lại giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt cho cơ thể. Một vài tác dụng nổi bật của cá hồi có thể kể tới là:

  • Tác dụng của cá hồi với da: cải thiện kết cấu làn da, giúp da trở lên mịn màng, trắng sáng.
  • Tác dụng của cá hồi với tóc: ngăn ngừa gãy rụng, giúp tóc chắc khỏe, bóng mượt.
  • Tác dụng của cá hồi với bà bầu: tốt cho trí não thai nhi, ổn định tâm trạng cho bà bầu, bảo vệ tim mạch, nhiều amino acid mà cơ thể dễ hấp thụ…
  • Tác dụng của cá hồi đối với trẻ em: giúp trẻ hay ăn, mau lớn, khỏe mạnh và thông minh hơn…

Cá hồi nấu với rau gì cho bé ăn dặm?

Theo như đã tìm hiểu ở trên thì cá hồi là loại thực phẩm rất tốt cho trẻ em. Vậy cụ thể những tác dụng mà cá hồi đem lại cho sự phát triển ở trẻ em đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu rõ ràng hơn ở dưới đây nhé.

5 tác dụng vượt trội của cá hồi đối với trẻ em

  1. Cung cấp DHA, là chất quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của các tế bào thần kinh. Sử dụng cá hồi thường xuyên giúp trẻ thông minh, nhận thức nhanh hơn.
  2. Bổ sung một lượng lớn acid amin và Omega-3 giúp cải thiện thị lực và ngăn ngừa các loại bệnh về mắt.
  3. Acid béo Omega-3 có trong cá hồi giúp phòng chống các vấn đề về tim mạch. Ngoài ra còn nhiều chất dinh dưỡng, protein, vitamin…cần thiết cho các phản ứng sinh lý, sinh hóa trong cơ thể.
  4. Phòng ngừa các vấn đề về tim mạch.
  5. Giúp da trắng sáng, mịn màng, tóc chắc khỏe hơn.

Ngoài tác dụng là nguồn thức ăn bổ dưỡng cho bé ăn dặm, cá hồi còn được chế biến thành các món ăn giàu chất dinh dưỡng cho bà bầu, giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tìm hiểu chi tiết hơn vấn đề này qua bài viết dưới đây!

5 cách chế biến cá hồi cho bà bầu

Cá hồi kỵ với rau gì?

Cá hồi có kiêng kỵ với rau gì không?
Cá hồi có kiêng kỵ với rau gì không?

Khi chế biến bột hoặc cháo cho bé ăn dặm cần chú ý việc cân bằng giữa các chất. Nếu có cá hồi là đại diện cho các loại chất đạm, chất béo, chất tinh bột có trong gạo thì cần bổ sung thêm chất xơ từ rau, củ, quả nữa. Vậy cá hồi kỵ với rau gì và loại rau nào thích hợp để nấu cùng cá hồi cho bé? Đáp án dưới đây có thể giúp bạn giải đáp phần nào thắc mắc.

Theo như nghiên cứu của các chuyên gia về dinh dưỡng thì cá hồi là loại thực phẩm có hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao, đem lại nhiều tác dụng cho cơ thể khi sử dụng, đặc biệt là khi sử dụng cho trẻ em. Một số loại rau thường được nấu chung với cá hồi phổ biến, để làm đồ ăn dặm cho trẻ em là: rau cải, củ dền, khoai môn, bí đỏ, cà rốt, rau chân vịt…

Hiện tại, vẫn chưa có một báo cáo cụ thể nào về việc cá hồi kỵ với rau gì? Tuy nhiên, có một số lưu ý về việc sử dụng cá hồi làm đồ ăn dặm cho trẻ em như sau:

  • Sơ chế cẩn thận: đảm bảo loại bỏ hết xương có trong thịt cá, tránh gây hóc cho bé.
  • Sử dụng thịt cá hồi tươi ngon. Không sử dụng các loại bị đổi màu, chảy nước, mềm nhũn, vì đây là những dấu hiệu cho thấy thịt cá đã bị hư hỏng, nguy cơ ngộ độc cao khi sử dụng.
  • Nấu chín cá hồi, phòng ngừa nguy cơ đau bụng, đi ngoài, tiêu chảy.
  • Nên ăn tuần từ 1-2 bữa, vì thịt cá hồi bổ, có nhiều chất dinh dưỡng, hấp thụ quá nhiều cũng không tốt.
Phân biệt cá hồi tươi và cá hồi đông lạnh
Phân biệt cá hồi tươi và cá hồi đông lạnh

Cách chế biến cá hồi cho bé ăn dặm

Cá hồi có thể chế biến thành nhiều món khác nhau cho bé ăn dặm. Hãy cùng tham khảo một số món ăn ngon, bổ dưỡng và dễ chế biến từ cá hồi dưới đây nhé:

Cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm

Ruốc cá hồi là món ăn dặm được làm phổ biến từ cá hồi. Ruốc vừa có thể cho bé sử dụng ăn trực tiếp hoặc ăn cùng cháo. Ruốc phù hợp cho trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm, từ 8 tháng tuổi trở lên. Ngoài ra, ruốc cá hồi cũng có thể làm thức ăn cho cả gia đình.

Hiện nay, ruốc cá hồi thành phẩm đã được làm và bán rộng rãi trên thị trường. Tuy nhiên giá của loại thực phẩm này khá cao, từ 750.000 đến 1.000.000 VNĐ/kg. Do đó, nếu có thể tự làm sẽ giúp tiết kiệm chi phí và đảm bảo vệ sinh hơn.

Chế biến ruốc cá hồi cho bé ăn dặm
Chế biến ruốc cá hồi cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • Cá hồi: 500g
  • Sữa tươi không đường: 1 bịch
  • Rượu trắng: 2 thìa
  • Gừng tươi: 1 của
  • Hành tím: 2 củ
  • Sả: 1 cây
  • Muối trắng: 1 thìa

Cách làm:

  • Cá hồi mua về, rửa với muối rồi tiến hành lọc xương.
  • Sau đó, cho sữa tươi vào một bát to, ngâm cá trong sữa để để làm sạch và khử mùi tanh cho cá.
  • Trong thời gian ngâm cá, bạn sơ chế gừng, hành và sả.
  • Gừng, hành, sả, rửa sạch, bỏ vỏ, đập dập.
  • Lấy cá ra khỏi sữa, cho gừng, hành, sả lên trên rồi đem hấp chín. Việc làm này giúp vị cá được thơm ngon hơn.
  • Gắp bỏ gừng, hành, sả, đợi thịt cá nguội rồi đem giã nát hoặc cho vào máy xay nhỏ.
  • Sau đó, bạn cho thịt cá lên bếp xao vàng là có thể sử dụng được.
  • Khi xao chín, để ruốc nguội rồi cất vào lọ để sử dụng dần.

Lưu ý khi chế biến ruốc cá hồi cho bé ăn dặm

Những điểm cần lưu ý khi làm ruốc cá hồi cho bé
Những điểm cần lưu ý khi làm ruốc cá hồi cho bé

Để việc làm và bảo quản ruốc cá hồi được tốt nhất, các mẹ nên chú một số vấn đề sau:

  • Nên mua cá hồi ở những địa chỉ uy tín, tin cậy để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • Thông thường 1 kg thịt cá hồi sẽ cho thành phẩm là 300g ruốc cá. Do đó, các mẹ muốn làm nhiều ruốc thì tăng số lượng thịt cá lên.
  • Nếu không mua cá phi lê mà mua cá tươi sống, khi chế biến các mẹ phải tiến hành lọc bỏ xương để bé ăn không bị hóc.
  • Khi chế biến, nên xao nhỏ lửa và không xao quá lâu để ruốc chín đều và không bị khô.
  • Bảo quản sản phẩm nơi khô ráo, thoáng mát hoặc có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Đậy kín sản phẩm không để không khí lọt vào trọng. Đậy nắp sau khi sử dụng để tránh ruốc bị ẩm mốc, hư hỏng.
  • Nên sử dụng hết ruốc trong vòng 2-3 tuần rồi làm lượt mới. Tránh để lâu sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của ruốc.

Cách nấu cháo cá hồi cho bé ăn dặm

Cháo cá hồi vừa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn phát triển. Đồng thời, cháo lại đơn giản, dễ nấu, là một món ăn rất thích hợp cho bé khi mới tập ăn dặm. Dưới đây là cách chế biến một số món cháo từ cá hồi đơn giản, ngon miệng, kích thích vị giác giúp bé ăn nhiều hơn.

Cháo ruốc cá hồi và rau cải

Cháo cá hồi và rau cải thơm ngon, bổ dưỡng cho bé
Cháo cá hồi và rau cải thơm ngon, bổ dưỡng cho bé

Từ ruốc cá hồi đã chế biến ở trên, bạn có thể thêm vào để ăn cùng các món cháo rau khác, điển hình là cháo rau cải. Rau cải chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, trong rau cải có nhiều chất xơ, giúp lưu động ruột được tốt, giúp nhuận tràng, phòng chống táo bón.

Nguyên liệu:

  • Ruốc cá hồi
  • Rau cải
  • Gạo

Cách làm:

  • Gạo vo qua, rồi đem nấu cháo. Không nên vo kỹ quá sẽ làm trôi hết chất dinh dưỡng trong gạo.
  • Rau cải chỉ lấy lá non, rửa sạch, băm nhỏ rồi đun lấy nước.
  • Nếu bé còn nhỏ thì chỉ lấy nước luộc rau, còn bé đã cứng cáp thì lấy luôn cả phần rau cải băm.
  • Cho hỗn hợp rau cải và ruốc cá vào nồi cháo, đun chín, nêm gia vị vừa ăn, để nguội rồi cho bé thưởng thức.

Cháo cá hồi khoai môn và củ dền

Cháo cá hồi, khoai môn và củ dền nhiều chất dinh dưỡng

Đây đều là những nguyên liệu có giá trị dinh dưỡng cao, bổ dưỡng, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Món cháo này chế biến rất đơn giản, được thực hiện như sau:

Nguyên liệu:

  • 1 miếng cá hồi
  • 1 hoặc 2 củ khoai môn
  • 1 củ dền đỏ
  • Cháo nấu sẵn cho bé
  • 1 củ hành tím
  • Gia vịt

Cách làm:

  • Cá hồi rửa sạch, băm nhỏ.
  • Khoai môn, củ dền gọt vỏ, rửa sạch rồi thái miếng nhỏ.
  • Đem 2 nguyên liệu trên hấp chín rồi đem nghiền nhỏ.
  • Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ, phi thơm rồi cho cá hồi vào đảo cùng cho chín.
  • Cho cá hồi, củ dền, khoai môn và cháo vào nồi, đun sôi, nêm nếm gia vị vừa ăn.
  • Để cháo nguội rồi cho bé ăn, cháo nên ăn khi còn ấm nóng.

Cháo cá hồi bí đỏ

Cháo cá hồi bí đỏ cung cấp lượng vitamin A dồi dào
Cháo cá hồi bí đỏ cung cấp lượng vitamin A dồi dào

Bí đỏ là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào cho cơ thể. Đây là nguồn vitamin có tác dụng tăng cường thị giác, tham gia và sự tổng hợp protein và các tế bào xương. Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường hệ miễn dịch một cách hiệu quả.

Sự kết hợp của cá hồi và bí đỏ giúp cung cấp đầy đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để bé phát triển một cách toàn diện. Đồng thời đây cũng là một món ăn ngon, có vị béo của cá hồi, vị ngọt của bí đỏ, khiến bé yêu thích, ăn được nhiều hơn.

Nguyên liệu

Để nấu một nồi cháo có hồi thơm ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng ta cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • 1 miếng cá hồi: 50-100g.
  • 1 miếng bí đỏ
  • Cháo trắng.
  • Hành khô, gia vị.

Cách làm

  • Làm sạch cá hồi, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn.
  • Hành bóc vỏ, băm nhỏ, phi vàng sau đó cho cá hồi vào xào chín.
  • Cho hỗn hợp cá hồi vào cháo trắng rồi đun nhỏ lửa, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi bắc ra, để nguội bớt rồi cho bé thưởng thức.

Trên đây là giới thiệu công thức của 3 món cháo cá hồi phổ biến, được các mẹ thường xuyên nấu cho bé. Ngoài ra, còn một số món cháo cá hồi khác bạn cũng có thể tham khảo để nấu cho bé như: cháo cá hồi cà rốt hạt sen, cháo cá hồi rau chân vịt, cháo cá hồi nấu đậu xanh…

Dầu cá hồi cho bé ăn dặm

Dầu cá hồi cho bé ăn dặm xuất xứ từ Chile

Ngoài các món ăn cháo cá hồi và ruốc cá hồi cho bé ăn dặm ra, các mẹ có thể lựa chọn sử dụng các sản phẩm khác từ cá hồi, thích hợp để cho bé ăn dặm hơn. Tiêu biểu là là dầu cá hồi cho bé ăn dặm.

Dầu cá hồi là sản phẩm được sản xuất và bán rộng rãi trên thị trường. Có rất nhiều hãng sản xuất khác nhau. Đặc điểm chung của sản phẩm là được đặc chế để sử dụng cho các bữa ăn hàng ngày cho các bé từ 7 tháng đến 8 tuổi. Dầu dễ sử dụng, hấp thu nhanh chóng, có vai trò quan trọng tron sự phát triển trí não, trí thông minh và thị giác của trẻ.

Thành phần của dầu cá hồi

Đa phần các loại dầu cá hồi có thành phần chung là dầu cá hồi và dầu hướng dương đã được khử mùi. Cả 2 đều được khử mùi và được làm giàu Omega-3 với dầu cá và làm giàu Omega-6 với dầu hướng dương. Ngoài ra còn có các thành phần khác như: d-tocopherol axetate, Vitamin E, chiết xuất hương thảo…

Công dụng nổi bật

Những công dụng của dầu cá hồi đối với sự phát triển của trẻ nhỏ

Dầu cá hồi là nguồn cung cấp lượng chất dinh dưỡng dồi dào, để cho trẻ phát triển một cách toàn diện. Sử dụng dầu cá hồi thường xuyên trong giai đoạn đầu đời giúp trí não và thị lực của bé phát triển vượt trội.

Giải thích cho điều này ta cần biết đến cấu tạo sinh học của cơ thể. Theo giải phẫu học, 60% bộ não là chất béo và 1/4 trong đó là DHA. Bổ sung DHA từ giúp não bé phát triển mạnh mẽ hơn, bé thông minh, phản ứng nhanh nhẹn hơn.

Ngoài ra, DHA cũng là thành phần quan trọng, cấu tạo nên các tế bào võng mạc ở mắt. Việc không cung cấp đủ DHA cho mắt có thể là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa điểm vàng, nguy hiểm hơn và gây mù lòa vĩnh viễn.

Ngoài ra, dầu cá hồi còn có thêm nhiều công dụng khác đối với cơ thể của cả trẻ em lẫn người lớn như:

  • Giảm thiểu các vấn đề tim mạch.
  • Giảm tỉ lệ gan nhiễm mỡ.
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Giảm lão hóa da, kiểm soát lượng bã nhờn ở da.
  • Tăng cường hệ miễn dịch và phòng chống ung thư.

Cách sử dụng và bảo quản

  • Trộn 1 thìa cà phê dầu cá vào thực phẩm đã nấu chín rồi cho bé ăn.
  • Không sử dụng để chiên, xào, rán.
  • Đậy nắp sau khi sử dụng, bảo quản sản phẩm nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.

Trên đây là những thông tin đầy đủ về dưỡng chất, thành phần dinh dưỡng trong cá hồi, cá hồi nấu với rau gì cho bé ăn dặm, cách làm ruốc cá hồi, cách nấu cháo cá hồi và dầu cá hồi cho bé ăn dặm. Hy vọng các thông tin này hữu ích và chúc các bạn áp dụng thành công, cho bé những bữa ăn bổ dưỡng nhất.

Là người tìm kiếm và phân tích nội dung, tôi cố gắng mang tới cho độc giả những nội dung chân thực nhất, chính xác nhất về nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, nhất là: mẹ và bé, ẩm thực, sức khỏe....

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…