Cách làm sữa chua từ sữa mẹ thơm ngon, nhiều dưỡng chất cho bé

Cách làm sữa chua từ sữa mẹ được rất nhiều mẹ chia sẻ thường làm cho bé thưởng thức với công thức, nguyên liệu đơn giản sẵn có không chỉ an toàn cho hệ tiêu hóa non nớt của bé mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ. Cùng Vnshop chia sẻ cách làm sữa chua bằng sữa mẹ ngon nhất, đúng cách đặc sánh mà đặc biệt không bị tách nước

Chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thành phần chính có trong sữa mẹ gồm chất béo, protein, carbohydrate, chất kích thích miễn dịch, các loại Vitamin và khoáng chất,…

thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ

Sữa mẹ còn giúp hỗ trợ cho sự phát triển của hệ miễn dịch của bé, cung cấp các các yếu tốt miễn dịch, giúp bé phát triển một cách khỏe mạnh. Đặc biệt giảm nguy cơ hen suyễn và nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ em.

Nên sử dụng sữa chua từ sữa mẹ cho trẻ độ tuổi nào? Liều lượng là bao nhiêu

sữa chua từ sữa mẹ với rất nhiều khoáng chất tốt cho sự phát triển của trẻ

Theo một số nghiên cứu trong sữa chua cung cấp một lượng lớn protein, chất đường, chất đạm, chất béo, đa dạng các loại vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tăng trưởng về chiều cao, giúp xương phát triển, chắc khỏe hơn. Đặc biệt trong sữa chua có chứa các Probiotics lợi khuẩn có tác dụng chuyển hóa lactose, làm giảm gần như hoàn toàn những triệu chứng cơ thể không chấp nhận được lactose. Cho trẻ sử dụng sữa chua đúng cách, liều lượng hợp lý rất có lợi cho đường ruột và hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp trẻ hấp thụ tốt hơn.

Thường thì theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, độ tuổi thích hợp để bé ăn sữa chua là từ 7 – 8 tháng tuổi. Vì lúc này các hệ cơ quan trong cơ thể trẻ đã hoàn chỉnh đặc biệt là đường ruột bé đang dần hoàn thiện. Thường một số mẹ trong độ tuổi 6 tháng cũng đã cho bé ăn dặm làm làm quen với một số thực phẩm như rau củ, quả, bột ăn dặm,..nên khả năng thích nghi khi ăn sữa chua rất cao

  • Đối với bé dưới 1 tuổi: Cho trẻ ăn khoảng 50g/ngày, loại trắng không đường.
  • Trẻ từ 1-2 tuổi: Khẩu phần ăn rơi vào 80g/ngày, các ba mẹ nên chọn loại sữa chua ít đường và hoặc những loại sữa chua trái kết hợp trái cây cho trẻ.
  • Trên 3 tuổi: Giai đoạn này khả năng hấp thụ bé rất tốt nên có thể ăn 100g ( tương đương 1 hộp)/ngày. Có thể sử dụng linh hoạt giúp bé thay đổi khẩu vị như các loại sữa chua có đường, ít đường hoặc không đường và kết hợp thêm trái cây

Cách làm sữa chua từ sữa mẹ

Cách làm sữa chua bằng sữa mẹ khá giống so với các làm sữa chua khác chỉ có về thành phần sữa mẹ khi làm là khác. Đối với nhiều mẹ lượng sữa khá nhiều có thể để tủ đông bảo quản dần dần quay nóng cho trẻ sử dụng trực tiếp cho trẻ hoặc không chế biến thành các món ăn dặm đổi bữa đặc biệt món sữa chua được nhiều bé vô cùng yêu thích

Cách làm sữa chua từ sữa mẹ đem tới hương vị thơm ngon đặc biêt

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Sữa mẹ: 200ml.
  • Sữa chua không đường: 1 hộp ( cần để ở nhiệt độ thường, loãng ra)
  • Các hũ thủy tinh được rửa sạch và tiệt trùng trong nước sôi đảm bảo diệt các loại vi khuẩn.
  • Nồi cơm điện.

Cách làm sữa chua từ sữa mẹ

  • Phần sữa mẹ được để đông trong tủ lạnh cho ra bát rã đông rồi cho ra nồi rồi đun nóng tầm 2 – 3 phút khi phần sữa lăn tăn ở mép nồi thì tắt bếp ngay hoặc dùng nhiệt kế khoảng 65 – 70 độ C. Chú ý không được đun sôi vì sẽ làm mất đi dưỡng chất có trong sữa mẹ.
  • Để nguội phần sữa mẹ vừa đun tới khi nhiệt độ khoảng 40 – 45 độ C rồi thêm 1/4 hộp sữa chua không đường vào. Nhẹ nhàng khuấy đều và nhẹ tay cho tới khi tan sữa chua cái vào sữa mẹ. Đặc biệt lưu ý ko nên khuấy quá mạnh làm ảnh hưởng tới sự hoạt động của các vi khuẩn có ích trong sữa chua cái.
  • Lấy những hũ thủy đã được rửa sạch, phơi khô bị rồi hỗn hợp vào rồi đậy kín bằng màng bọc thực phẩm. Xếp các hũ vào nồi cơm điện, đổ nước ấm khoảng 40-45 độ vào nồi chú ý lượng nước cần ngập 1/3 hũ. Rồi hoạt động nồi cơm điện để chế độ warm (ủ ấm) để trong khoảng thời gian tầm 7 – 8 tiếng là được.
  • Sản phẩm sau khi được ủ xong sẽ ra thành quả sữa chua đặc thơm ngon có thể sử dụng được ngay. Để tăng thêm hương vị dùng nắp đậy lại cho kín rồi để vào tủ lạnh ngăn mát.

Làm sữa chua từ sữa mẹ bị tách nước

Có rất nhiều mẹ chia sẻ khi làm thường rất hay gặp hiện tượng làm sữa chua từ sữa mẹ bị tách nước không đặc sánh được vấn đề tại sao các khắc phục như thế nào. Sau đây một số lưu ý và khắc phục:

  • Chỉ dùng sữa mẹ vắt trực tiếp ra bình hoặc sữa trữ đông trong tủ lạnh để làm sữa chua. Đối với sữa mẹ trữ đông trong tủ lạnh cần thanh trùng sữa mẹ bằng cách đun nóng đến khi thấy bọt lăn tăn là được. Tuyệt đối không tận dụng sữa mẹ trữ đông đã hâm nóng 1 lần hay dư lại nhiều lần.
  • Khi khuấy sữa chua men cái vào sữa mẹ cần chú ý nhẹ tay để tránh làm ảnh hưởng tới sự hoạt động của các men vi sinh có trong sữa chua cái.
  • Phần sữa chua cái khi cho vào trong sữa mẹ ấm cần để nguội ở ngoài vì nếu vẫn còn lạnh hoặc đông đặc khi vào thì rất dễ làm sữa chua bị tách nước.

Một số chú ý khi cho bé sử dụng sữa chua từ sữa mẹ

  • Khi làm sữa chua từ sữa mẹ tuyệt đối không sử dụng sữa mẹ, sữa chua men có nguồn gốc đảm bảo. không bị hỏng, hết hạn vì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hệ tiêu hóa của trẻ có thế làm trẻ bị đi ngoài.
  • Cần phải tiệt trùng các dụng cụ trước chế biến các món ăn cho bé. Các dụng cụ cần rửa sạch, tráng nước sôi rồi để khô đảm bảo vệ sinh tránh vi khuẩn có hại.
  • Trước khi chế biết các mẹ cần chú ý làm ấm sữa có thể làm nóng bằng cách đun nhỏ lửa trên bếp hoặc lò vi sóng tuyệt đối không nấu sôi.
  • Nhiệt độ ủ sữa chua ở mức phù hợp không nên quá nóng hay quá nguội vì sẽ làm ảnh hưởng đến men ( trong mức 40 – 45 độ). Cần tránh di chuyển các hộp vì ảnh hưởng tới quá trình đông đặc của sữa làm phá hỏng những kết nối làm sữa chua bị tách nước.
  • Khi mới cho trẻ ăn sữa cua cần theo dõi phản ứng của trẻ nếu thấy bị đi ngoài hoặc đau bụng. Nếu thấy trẻ có phản ứng hay sản phẩm có mùi lạ, màu sắc thay đổi tuyệt đối không cho trẻ sử dụng.
  • Sản phẩm nếu không sử dụng luôn tốt nhất bảo quản trong tủ lạnh cần đậy kính tránh vi khuẩn và sử dụng tối đa trong 2 ngày không để quá lâu để đảm bảo sản phẩm không bị hỏng, mất chất dinh dưỡng. Và thời điểm ăn tốt nhất là sau bữa chính khoảng 20 phút, vừa tốt cho dạ dày, giúp nhanh tiêu hóa.

Cảm ơn các mẹ đã theo dõi bài viết của VnShop về cách làm sữa chua từ sữa mẹ đúng cách, thơm ngon nhất cung cấp nguồn chất dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Hy vọng với những thông tin cung cấp trong bài giúp các mẹ có thêm cách chăm sóc bé yêu hiệu quả, tốt nhất. Quà tặng đặc biệt dành cho các mẹ, mẹ có thể theo dõi thêm một số các món ăn dặm khác được chế biến bằng sữa mẹ như cách làm sữa chua cho bé ăn dặm, cách làm váng sữa từ sữa mẹ, bánh flan từ sữa mẹ  chỉ có tại VnShop. Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

https://tintuc.vnshop.vn/cach-lam-banh-flan-tu-sua-me-de-dang-tien-loi-cho-tre/

https://tintuc.vnshop.vn/cach-lam-vang-sua-tu-sua-me-don-gian-hieu-rat-tot-cho-tre/

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…