Có nên cho gia vị vào bột ăn dặm

Chắc hẳn khi cho bé ăn dặm mẹ nào cũng băn khoăn không biết bé ăn có ngon không, có muốn ăn thêm không. Vậy câu hỏi đặt ra là có nên cho gia vị vào bột ăn dặm không. Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau để có câu trả lời.

Yêu cầu về đồ ăn dặm cho bé

Yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của đồ ăn dặm thì đương nhiên vẫn là đảm bảo thành phần dinh dưỡng. Bên cạnh đó là phải đầy đủ về số lượng.

Ngoài việc sử dụng bột ăn dặm là nguyên liệu chính, việc kết hợp các nguyên liệu khác như thịt, trứng, các loại rau củ,… là rất quan trọng. Không chỉ là giúp bé không bị nhàm chán mà các loại thức ăn khác nhau cũng bổ sung cho nhau để đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.

Một điều quan trọng nữa là mẹ cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng. Kết hợp với kinh nghiệm của các mẹ bỉm sữa khác để có thực đơn tốt nhất cho bé. Giảm nguy cơ còi xương, thiếu máu do thiếu sắt và nhiều vấn đề khác nữa.

Có nên cho gia vị vào bột ăn dặm

Mẹ luôn cần cẩn trọng mỗi khi cho bé tiếp xúc với một loại thức ăn mới. Các gia vị nêm nếm vào đồ ăn cũng không phải là ngoại lệ. Trẻ dưới 1 tuổi sẽ có nhu cầu về gia vị khác so với trẻ trên 1 tuổi.

Có nên cho gia vị vào bột ăn dặm

Có nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn muối

Đương nhiên việc cung cấp muối natri cho trẻ là rất cần thiết tuy nhiên theo kinh nghiệm của các mẹ bỉm sữa đã từng có con ở giai đoạn dưới 1 tuổi là không nên cho bé ăn muối.

Ngoài việc cung cấp muối bằng muối tinh, nước mắm hoặc bột canh thì mẹ có thể sử dụng các nguyên liệu như thịt, trứng hoặc sữa. Dưới 1 tuổi thì trẻ vẫn còn bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức. Thịt và trứng thì mẹ có thể cho bé tập ăn bằng những lượng nhỏ. Quan sát khả năng thích ứng của bé đối với đồ ăn mới.

Một số gia vị khác như hạt nêm, bột ngọt hoặc nước mắm cũng chưa nên sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Tại giai đoạn này mẹ chỉ cần thêm vào mỗi bữa ăn của bé một chút dầu ăn chuyên biệt cho trẻ nhỏ. Trên thị trường có rất nhiều loại dầu ăn khác nhau, có hương vị khác nhau nhưng đều có thành phần chính là chất béo.

Bên cạnh đó, bổ sung chất béo trong giai đoạn này là rất quan trọng. Vì trong cấu tạo màng tế bào của tất cả các mô không thế thiếu lipid. Đặc biệt là tế bào thần kinh và võng mạc. Lipid cũng hỗ trợ tạo nên một số hormone và các hóa chất trung gian quan trọng.

Theo thông tin từ một cơ sở uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết đa số trẻ suy dinh dưỡng đến khám tại đây đều do có khẩu phần ăn chưa đủ chất béo.

Mẹ có thể tham khảo một số thông tin khác về các loại gia vị cho bé ăn dặm tại bài viết sau.

https://tintuc.vnshop.vn/cach-nem-gia-vi-cho-tre-an-dam/

Các loại gia vị cho bé 1 tuổi

Khi đã được 1 tuổi trở lên, dạ dày của bé đã hoàn thiện hơn nên lúc này mẹ có thể chủ động nêm nếm thêm vào bữa ăn của bé.

Đối với trẻ em Việt Nam, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị mỗi ngày nên thêm khoảng 2 gam muối vào các bữa ăn của bé. Trong muối có chứa natri và clo. Chúng có vai trò hết sức quan trọng trong cân bằng thể dịch trong cơ thể, sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan và bộ phận trong cơ thể.

Dầu ăn vẫn là gia vị cần được duy trì khi trẻ trên 1 tuổi. Từ giai đoạn này trở đi chất béo vẫn rất cần thiết cho sự phát triển và hoàn thiện của não bộ.

Lúc này bé cũng có thể cảm nhận được rõ hơn phần nào mùi vị của thức ăn. Nên bổ sung các loại gia vị cũng là điều nên làm.

Một số lưu ý khi cho gia vị vào bột ăn dặm

  • Tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng.
  • Mỗi khi cho bé tiếp xúc với một loại thức ăn mới, hoặc một loại gia vị cần cẩn trọng. Bắt đầu từ những lượng rất nhỏ rồi tăng dần khi thấy phù hợp với bé.
  • Khẩu vị của trẻ luôn luôn nhạt hơn người lớn nên không cần thiết phải cho quá nhiều gia vị. Đương nhiên việc lạm dụng cũng là không cần thiết.
  • Mẹ có thể tự làm một số thực phẩm để thay thế gia vị. Ví dụ như nước dashi từ rau để tạo vị ngọt; làm vị đường từ củ cải trắng, lê và gừng; nước dashi cá bào rong biển để tạo vị mặn… Nhưng chỉ áp dụng các cách này cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Trên đây là những thông tin để mẹ tham khảo trong quá trình cho bé ăn dặm. Hy vọng trong bài viết này có những kiến thức mà mẹ đang tìm kiếm. Xin chân thành cảm ơn độc giả đã quan tâm và ủng hộ VNShop!

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…