Có nên cho trẻ ăn bột ăn dặm hay không

Sữa mẹ là thức uống tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên sẽ đến một thời điểm chỉ sữa mẹ là không đủ để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho bé. Vậy có nên cho trẻ ăn bột ăn dặm hay không. Và ăn dặm như thế nào là hợp lý. Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau của Vnshop!

Khi nào bé ăn dặm

Có nên cho trẻ ăn bột ăn dặm không

Kể từ tháng thứ 6 trở đi, bé sẽ rất cần:

  • Sắt để phát triển não bộ và cải thiện trí nhớ.
  • Kẽm giúp sản xuất tế bào bạch cầu, bảo vệ bé khỏi những bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra kẽm rất cần thiết cho sự phát triển của các tế bào.
  • Canxi đóng vai trò quan trọng xây dựng cấu trúc xương và giúp bé có một hàm răng chắc khỏe.
  • Omega 3 bổ trợ cho quá trình phát triển trí não và rất có lợi cho thị giác của bé.
  • Các loại vitamin tham vào hầu hết các quá trình phát triển của cơ thể như da, khả năng trao đổi chất, hệ tuần hoàn,…

Đây là các dưỡng chất có chủ yếu trong bột ngũ cốc ăn, thịt, cá và các loại rau củ. Vậy nên việc cho bé ăn bột ăn dặm là rất cần thiết cho trẻ nhỏ. Mời bạn đọc tìm hiểu thêm về bột ngũ cốc cho bé ăn dặm chi tiết hơn.

https://tintuc.vnshop.vn/bot-ngu-coc-cho-be-an-dam-bo-duong-the-nao/

Khi nào cho bé ăn dặm

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng thời điểm hợp lý nhất để bắt đầu tập ăn dặm là từ tháng thứ 6 trở đi. Tuy nhiên một vài trường hợp đặc biệt, vài mẹ đã cho bé tập từ tháng thứ 4.

Tuy nhiên việc bổ sung thêm các bữa ăn dặm xen giữa việc bú mẹ quá sớm có thể gây nên một số tác hại. Có thể kể đến như hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng không tốt do phải làm việc quá sức, thức ăn khó tiêu hóa khiến trẻ bị tiêu chảy, táo bón. Bên cạnh đó, bé ăn dặm sớm khiến trẻ bú mẹ ít đi, các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ bị thiếu hụt ở trẻ, đặc biệt là các chất giúp tăng đề kháng. Việc lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng là vô cùng quan trọng.

Số bữa ăn dặm

Khi mới ăn những bữa ăn dặm đầu tiên, mẹ nên xay thật nhuyễn các món ăn. Sau đó mới dần dần tăng dần độ thô của món ăn vì càng lớn hàm răng của bé sẽ càng chắc quá. Nếu giữ nguyên độ nhuyễn như lúc ban đầu có thể dẫn tới bé lười nhai, nghiền thức ăn. Ảnh hưởng xấu tới cuộc sống sau này.

Ngoài ra mẹ có thể kết hợp với một số phương pháp ăn dặm như ăn dặm kiểu Nhật.

Số bữa ăn dặm cho bé

Cha mẹ hãy bắt đầu cho bé tập ăn dặm 1 bữa/ngày. Đến khi bé đã quen và có thế biểu hiện cảm xúc có chút hứng thú với việc ăn dặm thì có thể tăng lên 2 bữa/ngày. Sau đó mẹ có thể thêm các bữa phụ gồm hoa quả, sữa chua, váng sữa…

Việc phải hấp thụ một loại thức ăn mới không phải là sữa mẹ sẽ có đôi chút khó khăn vì dạ dày của bé vẫn còn non nớt. Mẹ nên cho bé tập từng chút một. 1 – 3 bữa đầu tiên có thể cho trẻ ăn từ 5 – 10ml thức ăn. Tăng lượng ăn dần dần để dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian làm quen và thích nghi.

Một số điểm cần lưu ý ngay từ những bữa ăn dặm đầu tiên

Mẹ nên cho bé ăn bột loãng, những thức ăn mềm, dễ nhai và dễ nuốt từ 3 – 4 ngày vì lúc này bé chưa có răng hoặc mọc rất ít. Sau đó tăng dần độ thô của món ăn lên. Từ bột đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát… Dần dần bé sẽ ăn được những thức ăn như người trưởng thành. Vậy nên cho bé nên cho trẻ ăn bột hay cháo rây thì còn tùy thuộc vào thời điểm.

Trong mỗi lần nấu ăn cho bé, mẹ đều phải giữ vệ sinh tay và các dụng cụ nấu thật sạch sẽ. Vừa để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa hạn chế tối đa các tác nhân xấu gây ảnh hưởng tới cơ thể non nớt của mẹ.

Nên mua bột ăn dặm hay tự nấu

Để đáp ứng nhu cầu ăn dặm của bé, mẹ có thể lựa chọn cách tự làm hoặc mua bột ăn dặm sẵn. Mỗi lựa chọn đều có ưu nhược điểm riêng. Mời bạn đọc tìm hiểu.

Có nên cho trẻ ăn bột ăn dặm

Tìm hiểu ưu, nhược điểm của bột ăn dặm tự làm

Ưu điểm:

  • Chủ động hơn về công thức kết hợp nguyên liệu để cho ra chén bột của bé. Nhưng mẹ cũng nên lưu ý trong quá trình bảo quản nhé.
  • Khi kết hợp với các loại nguyên liệu khác như sữa, thịt, cá, rau củ,… sẽ trở thành món ăn dặm rất bổ dưỡng cho bé.
  • Có 300 loại nguyên liệu khác nhau để mẹ lựa chọn. Mỗi loại lại mang đến giá trị dinh dưỡng khác nhau.
  • Không chứa chất bảo quản nên rất an toàn cho bé.
  • Sử dụng nguyên liệu tự nhiên giúp bé cảm nhận được vị ngon thật nhất của món ăn.
  • Sự thay đổi đa dạng cũng kích thích bé ăn nhiều hơn và tiêu hóa tốt hơn.
  • Có thể theo dõi và điều chỉnh được sao cho phù hợp với bé yêu.
  • Tiết kiệm chi phí hơn so với việc sử dụng bột ăn dặm chế biến sẵn.

Nhược điểm:

  • Mẹ sẽ cần cắt một phần thời gian rảnh cho việc chuẩn bị bột ăn dặm cho bé.
  • Phải kết hợp thêm với các nguyên liệu khác để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé.
  • Cần chế biến cẩn thận để không làm mất các dưỡng chất trong quá trình chế biến.
  • Cẩn trọng trong quá trình sử dụng vì bé có thể dị ứng với nguyên liệu nào đó.

Ưu nhược điểm của bột ăn dặm chế biến sẵn

Ưu điểm:

  • Có nhiều lựa chọn về thương hiệu, công thức bột như gạo sữa, yến mạch sữa,… Mẹ chỉ cần pha lượng bột với lượng nước ấm phù hợp và cho bé dùng ngay.
  • Cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất cần thiết và cà vi dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của cơ thể bé. Tuy nhiên cần thay đổi liên tục hương vị và loại bột ăn dặm chế biến sẵn. Vì mỗi loại sẽ cung cấp thành phần dinh dưỡng khác nhau. Không sử dụng 1 loại mà bé thích.
  • Trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất bột ăn dặm uy tín. Có thể kể đến bột ăn dặm hipp, bột ăn dặm bledina,… Mẹ sẽ có nhiều lựa chọn.

Nhược điểm:

  • Tiết kiệm thời gian vì chỉ cần nấu luôn chứ không cần chuẩn bị.
  • Bột ăn dặm chế biến sẵn chắc chắn sẽ có lượng chất bảo quản nhất định, nó ít nhiều không có lợi với bé.
  • Cẩn thận khi sử dụng cho bé vì có thể bé sẽ dị ứng với thành phần nào đó trong bột ăn dặm. Và mẹ cũng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thành phần mỗi loại.
  • Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ bỉm sữa, bé dùng bột ăn dặm chế biến sẵn dễ chán ăn, ăn ít hay bỏ ăn và thiếu dinh dưỡng.
  • Bột ăn dặm chế biến sẵn khiến bé không cảm nhận được vị ngon riêng của từng loại thức ăn, dễ ngán và gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa.
  • Mẹ có thể sẽ phải chi đến trên 2 triệu đồng/1 tháng cho khoản ăn dặm của bé. Với một số gia đình thì 2 triệu đồng không phải là số tiền quá lớn nhưng nếu nghĩ đến lợi ích lâu dài thì lại là số tiền không đáng.

Kết luận, mẹ nên tự nấu bột ăn dặm cho bé để đảm bảo dinh dưỡng hiện tại cho bé và cả tương lai sau này. Tuy nhiên, bột ăn dặm chế biến cũng là một sự lựa chọn không hề tệ cho những lúc bận bịu hoặc nhỡ nhàng.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng mẹ sẽ có thêm những kiến thức bổ ích. Đồng thời giải đáp được các thắc mắc như nên mua bột ăn dặm nào cho bé, có nên cho bé ăn dặm bằng bột pha sẵn, có nên cho trẻ ăn bột ăn dặm không… Cảm ơn độc giả đã ủng hộ VNShop!

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…