Cách sử dụng miếng dán hạ sốt cho bà bầu

Bị sốt trong thời gian mang thai là điều không mẹ bầu nào mong muốn nhưng cũng khó tránh khỏi. Chủ động trong cách hạ sốt cho bà bầu nhanh tại nhà, tránh dùng thuốc khánh sinh là phương pháp tốt nhất để có một kì thai kỳ khỏe mạnh.

Đừng nói đến chuyện mang thai mệt mỏi mà lại bị sốt, bình thường lại cảm cúm, ho củ hành cũng đủ làm bạn cảm thấy khó chịu. Nếu bị sốt từ 38 độ C, bạn cần tìm cách hạ sốt cho bà bầu các sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Xác định bà bầu bị sốt

Các tài liệu y khoa ghi nhận rằng, sốt là một phản ứng của cơ thể với quá trình bệnh lý. Biển hiện rõ rành nhất là nhiệt độ tăng cao hơn so với mức 37 độ C. Nguyên nhân gây đa dạng, khó xác định cụ thể ngay từ đầu: Do nhiễm khuẩn, virus, kí sinh trùng… xâm nhập vào cư thể qua đường tiêu hóa, hô hấp, đường máu.

Nếu chỉ sốt ở mức 37,5 -38 độ C được xét vào mức độ nhẹ, thường ít gây ra những ảnh hưởng đến thai nhi. Từ 38 độ C trở nên và kéo dài có thể gây nguy hiểm đến thai nhi: Sảy thai, sinh non, nhiễm khuẩn huyết thai kì, để lại di tật cho bé…Điều này phụ thuộc rất lớn và cơ địa của người phụ nữ.

Sốt ảnh hướng như thế nào đến bà bầu

Chắc chắc là nguy hiểm, chỉ là nguy cơ ít hay nhiều mà thôi. Sốt cao trên 39,5 độ thậm chí còn đe dọa tính mạng của thai nhi trong bụng mẹ.

Theo các kết quả nghiên cứu gần đây, phụ nữ mang thai bị sốt cao có nguy cơ cao gây dị tật ống thần kinh như đứt đốt sống ở thai nhi. Thời điểm nguy hiểm nhất là khi mẹ bầu đang ở tuần thai thứ 4 đến tuần thứ 14. Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và thứ 3 sốt cao không gây hại gì đến thai nhi, trừ khi bạn bị sốt bởi nhiễm trùng tử cung.

Lý giải về điều này, các tài liệu y khoa trên thế giới cho rằng, do các quá trình sinh lý hầu hết đều diễn ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ, chẳng hạn như hoạt động chuyển hóa protein, nên luôn nhạy cảm với nhiệt độ. Cùng với đó toàn bộ quá trình phát triển của thai nhi phụ thuộc vào sự sắp xếp đúng trật tự của các protein vào đúng thời điểm. Nếu nhiệt độ cơ thể của bạn tăng từ 37 độ C lên đến 39,5 độ C có thể làm cho các protein đi sai lộ trình và làm cho bạn bị sảy thai.

Bà bầu có được dùng miếng dán hạ sốt hay không?

Một câu hỏi gây băn khoăn cho khá nhiều người. Câu trả lời là: Có. Mẹ có thể mua miếng dán hạ sốt tại các tiệm thuốc tây hoặc tự làm ở nhà. Một túi nhỏ đậu Hà Lan đông lạnh cũng có công dụng tương tự miếng dán hạ sốt.

Tuy nhiên, khi dùng miếng dán cần lưu ý: Miếng dán phải còn nguyên miếng, không được cắt đôi ra để dán nhiều lần vì nếu bị cắt sẽ làm lượng thuốc đi vào cơ thể thay đổi.

Việc tháo bỏ miếng dán cũng nên thận trọng. Khi miếng dán được gỡ khỏi da thì vẫn còn một lượng thuốc nhỏ trong đó, nếu trẻ em vô tình lấy chơi có thể sẽ bị ngộ độc.

Bà bầu bị sốt có nên truyền nước

Cũng như việc dùng thuốc kháng sinh, hạn hữu, không còn cách nào khác mẹ bầu phải sử dụng. Mẹ có thể truyền nước và đạm trong trường hợp quá mất sức và không ăn uống trong dài ngày.

Nếu chỉ vì mệt mỏi do nghén mà tiến hành truyền nước thì hoàn toàn không nên. Thay vào đó, các mẹ bầu nên nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và uống bổ sung vitamin, đặc biệt là bổ sung sắt và acid folic trong thời kỳ này để tránh nguy cơ thiếu máu.

Bà bầu bị sốt nên uống gì, ăn gì để nhanh chóng được hạ sốt:

Khi bị sốt, để tránh động chạm đến các loại thuốc mẹ nên:

Đảm bảo uống nước liên tục mỗi ngày để hạn chế nguy cơ mất nước khi bị sốt. Lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là từ 1,5 – 2 lít.
Ăn uống đủ chất, nhiều dinh dưỡng, nên ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ.
Khi bà bầu bị sốt không nên ăn trứng ví trứng cung cấp lượng protein lớn, có thể gây rối loạn quá trình chuyển hóa protein.
Ngoài ra, ngay khi nhận ra cơ thể có sự thay đổi về nhiệt độ mẹ có thể nhờ người thân lau mát hạ sốt bằng nước ấm nếu sốt 39- 40 độ C, lau cổ, ngực, hai nách, bẹn, lau liên tục cho đến khi nhiệt độ còn 38 độ C. Sau đó liên tục dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ của cơ thể.

Cách hạ sốt cho bà bầu thông thường theo mẹo dân gian và cả y học hiện đại thường đơn giản. Nên bắt đầu bằng cách làm mát cơ thể, nhiệt độ tiếp tục tăng cần tới bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…