Bé uống thuốc hạ sốt mà không giảm thì phải làm sao?

Khi chăm sóc trẻ nhỏ, nhiều lúc cha me sẽ gặp trường hợp bé uống thuốc hạ sốt mà không giảm nhiệt độ. Thân nhiệt bé vẫn cao, vẫn mệt mỏi và hay quấy khóc. Điều này khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy khi bé uống thuốc hạ sốt mà không giảm thì phải làm sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Chú ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế lời khuyên của các chuyên gia y tế, cũng không khuyến khích các bạn thực hiện theo.

Tại sao trẻ lại bị sốt

Tại sao trẻ lại bị sốt
Tại sao trẻ lại bị sốt

Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu rõ nguyên nhân tại sao trẻ lại bị sốt, từ đó mới tìm ra biện pháp xử lý hiệu quả được.

Đối với người trưởng thành, thân nhiệt bình thường sẽ giao động trong khoảng từ 36,1 độ đến 37,8 độ tùy thuộc vào thời điểm ở trong ngày. Mức nhiệt trung bình là khoảng 37 độ C khi đo tại miệng bằng nhiệt kế. Khi nhiệt độ cơ thể từ 37,8 độ trở lên, mà cơ thể đang trong trạng thái nghỉ ngơi đầy đủ, không vận động mạnh gì cả, thì đó được coi là sốt.

Đối với trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh thì thân nhiệt thường cao hơn so với thân nhiệt người lớn một chút. Thường thì giao động trong khoảng từ 37 đến 37,8 độ C. Do đó, khi nhiệt độ cơ thể từ 37,8 độ hoặc vượt ngưỡng 38 độ thì mới cần dùng thuốc hạ sốt, hoặc các biện pháp can thiệp từ y khoa.

Bạn có thể đo nhiệt độ cơ thể trẻ ở nhiều vị trí khác nhau, để xác định trẻ có bị sốt thực sự hay không. Các dấu hiệu nhận biết về nhiệt độ cho thấy trẻ thực sự bị sốt là:

  • Nhiệt độ ở miệng trên 37,5 độ C
  • Nhiệt độ ở nách trên 37,2 độ C
  • Nhiệt độ ở tai trên 38 độ C
  • Nhiệt độ đo ở hậu môn trên 38 độ C

Sốt là biểu hiện của một cơ thể khỏe mạnh

Từ trước đến nay, nhiều người vẫn có quan điểm sốt là khi bị bệnh. Tuy nhiên, nên hiểu theo một cách đầy đủ thì sốt là một phản ứng bình thường của cơ thể, khi hệ miễn dịch chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, vi rút gây hại.

Khi hệ miễn dịch phát hiện sự xâm nhập của vật thể lạ, chúng sẽ phát tín hiệu lên não bộ, yêu cầu tăng nhiệt độ cơ thể để ngăn chặn những tác nhân này, đồng thời để các bạch cầu thực hiện chức năng tiêu diệt vi khuẩn của mình. Cơ thể trẻ em, trẻ sơ sinh còn chưa phát triển đầy đủ, hệ miễn dịch còn non yếu, do đó, thường xuyên bị sốt.

Nếu nhiệt độ cơ thể trẻ sốt nhẹ hoặc dưới 38 độ, trong thời gian sốt trẻ vẫn hoạt động, ăn uống, vui chơi bình thường thì các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng. Chỉ khi cơn sốt xảy ra ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, hoặc cơn sốt kéo dài, trẻ xuất hiện các biểu hiện mệt mỏi, ngủ mê man, li bì, thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay để kiểm tra.

Bé uống thuốc hạ sốt mà không giảm thì phải làm sao?

Bé uống thuốc hạ sốt mà không giảm thì phải làm sao?

Khi trẻ bị sốt, điều đầu tiên mà các bậc cha mẹ nghĩ tới đó là cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Điều này có thực sự đúng và an toàn. Sử dụng thuốc hạ sốt có thực sự an toàn đối với trẻ sơ sinh.

Như đã phân tích ở trên, sốt là một biểu hiện của một cơ thể khỏe mạnh. Đây là một phản ứng có lợi của cơ thể. Do đó, khi trẻ bị sốt bạn không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay. Ví dụ như bé đi tiêm phòng về thì sẽ bị sốt, nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường. Nếu lúc này uống thuốc vào có thể làm giảm hiệu lực của vắc xin.

Thuốc hạ sốt chỉ thực sự cần thiết khi nhiệt độ cơ thể trẻ từ 38,5 độ trở lên. Có nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên, lựa chọn sử dụng các loại thuốc trong thành phần có chứa paracetamol là thông dụng và an toàn nhất.

Đặc biệt, phải uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý cho bé sử dụng các loại kháng sinh liều cao dành cho người lớn hoặc phối nhiều loại thuốc hạ sốt lại với nhau. Điều này không làm tăng hiệu quả mà còn có thể xảy nhiều biến chứng, tác dụng phụ nguy hiểm như nhờn thuốc, kích ứng dạ dày, xuất huyết hệ tiêu hóa hoặc các thương tổn đến thận, gan…

Tốt nhất đối với trẻ nhỏ, khi sốt từ 38,5 độ trở lên, thì nên đưa đến các cơ sở y tế để được khám chữa một cách tốt nhất. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm một số biện pháp giúp trẻ giảm sốt khi uống thuốc không có hiệu quả.

Đắp khăn ẩm hoặc đi tắm

Đắp khăn ẩm hoặc đi tắm

Tắm mát hoặc đắp khăn ẩm thì giúp giảm nhiệt độ cơ thể xuống, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, khi tắm pha nước tắm cần để nhiệt độ thấp hơn cơ thể bé một chút, không nên tắm nước lạnh quá. Thông thường là 2 phần nước lạnh và 1 phần nước nóng.

Ngoài ra, hiện nay nhiều người sử dụng miếng dán hạ sốt thay cho việc đắp khăn ẩm. Việc này thường dùng cho các bé không dung nạp được thuốc.

Bù nước và bù điện giải

Trong tình trạng bị sốt, trẻ rất dễ bị mất nước và mất cân bằng điện giải. Khi bị mất nước, có thể xảy ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như phù não, động kinh, sốc, suy thận, hôn mê, thậm chí là tử vong. Còn với với mất cân bằng điện giải có thể xảy ra các biến chứng sau, tăng dần theo mức độ điện giải bị mất như choáng váng, đau đầu chóng mặt, khi mất đến 10% dịch cơ thể có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó, việc bù nước và điện giải rất quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ em. Có thể bù nước bằng cách cho trẻ sơ sinh bằng cách uống nước, uống sữa. Đối với các trẻ lớn hơn có thể uống cho ăn bột loãng, nước canh, ăn cháo loãng. Cân bằng điện giải có thể cho trẻ uống nước trái cây, ăn hoa quả hoặc uống các loại thuốc, nước cân bằng điện giải có trên thị trường như Oresol.

Với trẻ nhỏ không nên tự ý truyền nước. Việc truyền nước cần có sự chỉ định của bác sĩ và thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Cho trẻ không gian nghỉ ngơi

Khi trẻ bị ốm sốt, cơ thể thường rất mệt, do đó nên cho trẻ nhiều thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nên để trẻ nghỉ ngơi theo mong muốn và nhu cầu, nếu trẻ thích vận động nhẹ thì có thể cho trẻ cho trẻ vận động. Không ép trẻ đi ngủ. Một ngày sau khi nhiệt độ cơ thể đã trở về bình thường thì trẻ có thể đi học hoặc tham gia các hoạt động khác bình thường.

Cho trẻ mặc đồ thoáng mát

Khi trẻ bị sốt, nhiệt độ cơ thể tăng cao, nên cho trẻ mặc đồ thoáng mát, nới lỏng quần áo, tránh để trẻ cảm thấy bí bách và nhiệt độ cơ thể lên cao. Nên cho trẻ mặc các loại quần áo thoáng khí, dễ thoát nhiệt.

Cho trẻ đi bệnh viện

Cho trẻ đi bệnh viện

Như đã nói ở phần trên, đối với trẻ sốt dưới 38,5 độ thì các bậc phụ huynh không quá cần lo lắng. Hãy nên cho trẻ mặc quần áo mát mẻ hơn, uống nhiều nước hoặc bú sữa nhiều hơn và nghỉ ngơi nhiều hơn.

Còn đối với trẻ sốt từ 38,5 độ trở lên thì nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt, thuốc chống co giật rồi cho trẻ đến bệnh viện. Cho trẻ đến bệnh viện lúc này để bác sĩ tìm hiểu rõ nguyên nhân gây sốt rồi điều trị cho bé.

Nên thực hiện nhanh chóng, tránh để tình trạng kéo dài, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là những thông tin, những kinh nghiệm khi thấy bé uống thuốc hạ sốt mà không giảm. Hy vọng những thông tin này hữu ích và giúp được các bạn trong quá trình nuôi dạy con cái.

Là người tìm kiếm và phân tích nội dung, tôi cố gắng mang tới cho độc giả những nội dung chân thực nhất, chính xác nhất về nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, nhất là: mẹ và bé, ẩm thực, sức khỏe....

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…